Không ngờ hai vị sư quét rác trong kiếm hiệp Kim Dung lại là "đệ nhất cao thủ võ công"
Dù chỉ xuất hiện chốc lát nhưng thân phận, võ công của hai nhân vật bí ẩn này khiến các cao thủ võ lâm phải kinh ngạc.
Trong các tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung, võ học Phật Gia chiếm một mảng lớn. Nhiều vị đại sư không chỉ có võ công cao cường mà còn xuất hiện trong thời điểm quan trọng.
Vô danh thần tăng
Trong tác phẩm "Thiên long bát bộ" của cố nhà văn Kim Dung, Vô danh thần tăng chính là nhân vật được nhiều người đánh giá là có võ công siêu phàm nhất. Đây là một nhân vật không hề có tên hay ngoại hiệu, Vô danh thần tăng hay Tảo Địa tăng là cách gọi của đặc biệt của người hâm mộ kiếm hiệp dành cho nhân vật này.
Tạo hình Vô danh thần tăng trong phim "Thiên long bát bộ 2003".
Trong phim, khi tất cả quần hùng hội tụ tại Thiếu Lâm tự, chính lúc Tiêu gia và Mộ Dung gia chuẩn bị kết thúc ân oán ở Tàng Kinh Các thì lão tăng vô danh xuất hiện. Phân đoạn này là vai diễn cá nhân của lão tăng. Ở Tàng Kinh Các, Tiêu Phong nghiêm giọng phản bác Mộ Dung Bác, lời vừa dứt thì lão tăng xuất hiện. “Thiện tai, thiện tai, Tiêu cư sỹ có lòng nhân hậu, nghĩ cho sinh linh thiên hạ như thế này, thật đúng là tâm Bồ Tát”.
Khi lão tăng xuất hiện, không có ai nhận ra, thậm chí hòa thượng Thiếu Lâm Tự cũng không gọi ra được tên lão, chỉ biết đó là lão tăng phục vụ ở vào địa vị thấp nhất, quét chùa, làm việc tạp vụ, “chỉ cạo đầu mà không bái sư, không truyền võ công, không tu thiền định, không xếp thứ bậc trong Huyền, Huệ, Hư, Không”.
Video: Cảnh Vô danh thần tăng cứu sống Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác trong "Thiên long bát bộ 2003"
Cô Tô Mộ Dung là một trong những thế gia võ học bá đạo nhất bấy giờ, còn Mộ Dung Bác lại là gia chủ của Mộ Dung gia. Tuyệt kĩ của dòng họ này là Đẩu chuyển tinh di, lấy võ công đối phương đánh trả lại chính họ. Người ta đánh người họ Mộ Dung một đòn thì sẽ bị chết dưới chính chiêu thức của mình.
Danh gia võ học thứ 2 là Tiêu Viễn Sơn, cha của Kiều Phong, bang chủ Cái Bang lừng lẫy. Là đại dũng sĩ Khiết Đan có võ nghệ siêu quần, thời trẻ ông từng một mình chiến đấu với đông đảo cao thủ Trung Nguyên mà không hề yếu thế. Thời điểm đối mặt cùng lão tăng vô danh, Tiêu Viễn Sơn thậm chí còn có 30 năm nấp trên Thiếu Lâm Tự học bằng hết võ công của ngôi chùa bí ẩn này.
Nhân vật này được coi là người có võ công cao nhất đương thời trong "Thiên long bát bộ".
Thế nhưng, Võ công của Vô danh thần tăng mạnh tới mức ông có thể làm được những việc mà không ai làm được. Chỉ với 1 chưởng đã đánh gục Mộ Dung Bác và thêm 1 chưởng khiến Tiêu Viễn Sơn hồn lìa khỏi xác. Sau đó, chính ông đã đưa họ trở lại nhân gian. Thậm chí, dù bị Kiều Phong dùng Hàng long thập bát chưởng đánh trúng, lão tăng này cũng chỉ bị đẩy lùi vài bước. Cừu Ma Trí dùng chưởng lực đánh lén liền đụng phải một bức tường khí vô hình chặn lại, chưởng lực liền tan biến. Như vậy, Vô danh thần tăng được xem là người có võ công cao nhất trong "Thiên long bát bộ".
Giác Viễn đại sư
Xuất hiện ngắn ngủi trong phần cuối "Thần điêu đại hiệp" và phần đầu "Ỷ thiên đồ long ký", Giác Viễn đại sư được cố nhà văn Kim Dung mô tả là nhà sư được giao nhiệm vụ coi giữ Tàng Kinh Các (kho chứa sách kinh) của Thiếu Lâm tự. Công việc hàng ngày của ông là quét bụi, lau ghế, chống mối mọt phá hoại kinh sách, giữ sách nguyên vẹn phục vụ các nhà sư khác vào đọc để rèn luyện võ công.
Giác Viễn đại sư là người đầu tiên học được toàn vẹn nguyên bản Cửu Dương Chân Kinh.
Có nhiều người học được Cửu Dương Chân Kinh, nhưng chỉ có Giác Viễn và sau này là Trương Vô Kỵ học được toàn vẹn nguyên bản. Giác Viễn là một người mê đọc sách, khi gác Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm đã đọc hết các sách và vô tình đọc cả bộ Lăng Già Kinh. Vì đọc nhiều lần nên vô tình ông đã rèn luyện Cửu Dương Chân Kinh và có trong mình nội công hùng hậu Cửu Dương Thần Công mà không hề hay biết.
Trong "Thần điêu đại hiệp", Giác Viễn đại sư không may làm mất quyển kinh rất quý có tên là kinh Lăng già. Vì thế bị chùa Thiếu Lâm phạt mỗi ngày phải gánh hai trăm thùng nước dưới dốc lên chùa trên núi, đổ vào trong giếng của nhà chùa, trong suốt 10 năm.
Video: Cảnh Giác Viễn đại sư đấu với Hà Túc Đạo trong "Ỷ Thiên Đồ Long ký" bản 2009.
Ở đầu tác phẩm "Ỷ Thiên Đồ Long ký", Giác Viễn đại sư tình cờ mà quen biết với Quách Tương khi cô trên đường lang bạt giang hồ tìm Dương Quá. Đến chùa Thiếu Lâm, thấy Giác Viễn chân tay bị xiềng khóa, lại gánh một đôi thùng to bằng sắt nặng khoảng hai trăm cân đã dùng kiếm chặt đứt xiềng khóa cho ông. Giác Viễn chẳng những không mừng là lại tỏ ra lo lắng.
Giữa lúc Quách Tương đang cãi cọ với các nhà sư Thiếu Lâm thì từ đâu xuất hiện một cao thủ võ công vô cùng lợi hại có biệt danh Côn Lôn Tam Thánh với tên thật là Hà Túc Đạo tới gây rối, đòi gặp mặt Giác Viễn đại sư để tỉ thí. Giác Viễn đại sư liền giao đấu với y, đến lúc tưởng thua tới nơi thì đột nhiên Trương Quân Bảo ra chiêu Tứ thông bát đạt do thuở trước Dương Quá có chỉ dạy cho, khiến cho Hà Túc Đạo bị thua. Côn Luân tam thánh Hà Túc Đạo tuyệt vọng, đau đớn khi biết võ công của mình kém xa một kẻ canh giữ Tàng Kinh Các và một cậu bé pha trà, quét rác trong chùa Thiếu Lâm. Hắn bỏ chạy về Côn Luân, từ đó không dám xuống Trung Nguyên nữa.
Nguồn: [Link nguồn]
Ở Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, Vương Trùng Dương chính là người có võ công cao nhất, đứng đầu Thiên hạ ngũ tuyệt với hiệu là Trung Thần Thông.