Hoàng đế TQ có cả thiên hạ nhưng phòng ngủ không quá 10m2, lý do đầy bất ngờ
Khi vào tham quan nơi ở của hoàng đế, nhiều người bất ngờ vì không hề giống tưởng tượng.
Hoàng đế có cả thiên hạ trong tay, sở hữu cung điện rộng lớn cùng với cả nghìn phi tần mỹ nữ. Tuy nhiên, ít người biết rằng, phòng ngủ của vua lại chỉ rộng chưa đến 10m2.
Cảnh phòng ngủ của hoàng đế xuất hiện trên phim ảnh
Trong xã hội cổ đại, hoàng đế là người nắm giữ quyền lực lớn nhất trong một đất nước. Không những vậy, hoàng đế cũng là người sở hữu nhiều của cải, vật phẩm có giá trị. Các thiên tử có cuộc sống khác hoàn toàn so với người bình thường. Vật dụng, nơi ở của nhà vua cũng có sự khác biệt.
Cảnh phòng ngủ của vua Ung Chính được tái hiện trong bộ phim "Hậu Cung Chân Hoàn Truyện"
Thế nhưng, có một thực tế kỳ lạ đó là hoàng đế có nhiều tiền của, quyền lực là thế nhưng lại ở trong căn phòng không hề lớn. Phòng ngủ của hoàng đế trong Tử Cấm Thành chỉ rộng khoảng 10m2. Trong đó "long sàng" - giường ngủ của vua chúa, hoàng đế xưa thực ra cũng không rộng hơn giuờng của thường dân là mấy. Khi hoàng đế ngủ sẽ buông hai lớp rèm hai bên.
Long sàng được đề cập nhiều nhất trong các bộ phim cung đấu lấy bối cảnh nhà Thanh như "Như Ý Truyện" "Chân Hoàn Truyện" "Diện Hi Công Lược". Phòng ngủ của hoàng đế xuất hiện trên phim thông qua các cảnh thị tẩm.
Cảnh thị tẩm của vua Càn Long và phi tần trên chiếc giường nhỏ bằng kích thước của một người nằm.
Bộ phim "Như Ý Truyện" là tác phẩm cung đấu có nhiều phân cảnh thị tẩm giữa hoàng đế Càn Long (Hoắc Kiến Hoa) và các phi tần. Trong đó, ở cảnh thị tẩm của Hải Lan do Trương Quân Ninh thủ vai trong phim "Như Ý Truyện", khán giả có thể thấy rõ phần nào chiếc giường "nhỏ bé" của hoàng đế lúc bấy giờ.
Tham gia bộ phim "Long Châu Truyền Kỳ" năm 2017, Chu Dịch Hoan (Dương Tử) đã có phân cảnh thị tẩm đáng nhớ cùng hoàng đế Khang Hy (Tần Tuấn Kiệt) trong phòng ngủ của vua. Đó là lần đầu tiên Chu Dịch Hoan và hoàng đế Khang Hy "ân ái" nên có chút bỡ ngỡ, ngượng ngùng. Thay vì dịu dàng, nữ chính đã có pha chống cự quyết liệt và đạp thẳng chân vào mặt nam chính. Việc Dương Tử quấn quanh cơ thể chiếc khăn gợi cảm kết hợp với hiệu ứng hình ảnh, âm thanh đã khiến khán giả phải "đỏ mặt" khi xem cảnh phim này.
Cảnh thị tẩm của Chu Dịch Hoan trong phòng của hoàng đế Khang Hy.
Phòng ngủ của hoàng đế trong lịch sử
Tử Cấm Thành ở Trung Quốc là công trình đồ sộ trên mảnh đất rất rộng 720.000 m2 với diện tích xây dựng khoảng 150.000 m2. Nếu kể ra, số phòng của Tử Cấm Thành lên đến 8.886 phòng trong 980 kiến trúc. Trong đó, phòng ngủ của các hoàng đế thời nhà Minh - Thanh chỉ được xây dựng rộng 10m2.
Phòng ngủ của hoàng đế có kích thước khá nhỏ.
Nguyên nhân bắt nguồn từ một lý thuyết phong thủy Trung Hoa cổ đại. Người xưa có câu: “Phòng ngủ lớn mà ít người là phòng ngủ đại hung”. Diện tích phòng ngủ quá lớn sẽ hút nhân khí của con người. Bản thân người trong phòng sẽ phải dùng nhiều năng lượng để lấp đầy không gian. Do đó, ở trong phòng càng lớn, thiệt hại cơ thể càng nhiều. Khi năng lượng bị tiêu hao, thể chất tự nhiên sẽ yếu ớt, mặt mày ủ rũ, khả năng suy đoán giảm, dễ mắc sai lầm.
Vì là người đứng đầu thiên hạ, diện tích phòng ngủ có thể nhỏ nhưng chắc chắn giường của hoàng đế sẽ được đầu tư rất kỹ lưỡng. Tùy vào từng thời đại, giường có thể làm từ gỗ sưa, gỗ cẩm lai, gỗ trầm hương có khối lượng lên tới 3 tấn được trạm trổ cầu kỳ, tỉ mỉ bằng hình rồng phượng. Các loại chăn, gối đều được thêu chỉ vàng trên nền gấm Tô Châu cao cấp để đảm bảo giấc ngủ của hoàng đế.
Chiếc giường được mệnh danh “Trung hoa đệ nhất sàng” vẫn tồn tại đến thời hiện đại.
Cụ thể, chiếc giường “Trung Hoa đệ nhất sàng” hiện được xem là long sàng duy nhất ở Trung Quốc. Chất liệu làm nên chiếc giường này là loại gỗ trầm hương quý hiếm được chế khắc tinh xảo bậc nhất. Hiện nay, chủ sở hữu của chiếc giường rồng này là ông Lâm Nhân Quý, chủ tịch danh dự của Hiệp hội sưu tập đồ cổ Phúc Kiến. Ông cho biết, nếu có người mua, ông cũng chỉ bán cho người Trung Quốc và giá của nó là 500 triệu NDT (hơn 1,7 nghìn tỷ đồng).
Theo các chuyên gia nghiên cứu về cố cung, Bắc Kinh nằm trong khu vực khí hậu lục địa ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Mùa hè nóng ẩm, mùa đông lạnh có tuyết và hanh khô. Mùa xuân thường chịu bão cát từ thảo nguyên Mông Cổ. Do đó, thiết kế phòng ngủ của nhà vua cần phải đảm bảo chống lạnh, phòng bão cát.
Ở phía bắc Trung Quốc có khí hậu rất lạnh nên xây những căn phòng nhỏ sẽ giúp không gian ấm áp về mùa đông.
Phòng ngủ của vua được thiết kế đặc biệt bởi tường gạch, quanh sân có tường ong vây kín, các mái che và bình phong đều rất dày để giữ nhiệt vào mùa đông lại hạn chế ảnh hưởng của cái nóng mùa hè. Sức khỏe của vua liên quan đến sự tồn vong của quốc gia, hơn nữa từ xa xưa vua chúa rất chú trọng đến phong thủy khi xây dựng, bố trí các phòng ốc, nhà cửa, vật dụng, trồng cây, hồ nước. Vì phong thủy tốt sẽ khiến vận khí tốt, nếu nghịch có thể dẫn đến những hệ lụy không tốt đẹp. Đó là những lý do vì sao phòng ngủ của hoàng đế thường khá nhỏ. Thiết kế này vừa đảm bảo đông ấm, hạ mát lại thỏa mãn yếu tố phong thủy giúp hoàng đế có sức khỏe tốt nhất.
Nguồn: [Link nguồn]
Khi có một vị phi tần bị phạt đưa đến lãnh cung, các thái giám lại tranh nhau xin vào phục vụ.