Hoàng cung hoành tránh nhất lịch sử, lớn gần gấp 5 lần Tử Cẩm Thành

Không phải Tử Cấm Thành, đây mới là hoàng cung hoành tráng nhất lịch sử Trung Quốc và thế giới.

Đại Minh cung là quần thể kiến trúc cung điện lớn nhất thế giới, gấp 4,5 lần diện tích của Tử Cấm Thành, tức Cố cung ngày nay.  Câu chuyện và hình ảnh về Đại Minh cung đã từng được khắc hoạ trong các bộ phim Hoa ngữ.

Cung điện này còn được gọi là Đông Nội, nằm ở phía Đông Bắc của thành Trường An. Đại Minh cung trở thành trung tâm chính trị quốc gia trong suốt 234 năm. 17 vị hoàng đế Đường triều trong giai đoạn từ Đường Cao Tông đến Võ Tắc Thiên đều xử lý chuyện triều chính tại hoàng cung này. Đại Minh cung được khởi công xây dựng vào năm Trinh Quán thứ 8 (năm 634), dưới đời hoàng đế Đường Thái Tông. Ban đầu, nơi này là một bộ phận vườn thượng uyển của nhà Tùy Đường. Sau đó, Đường Thái Tông đã xây dựng Cung Vĩnh An cho cha của mình là Lý Uyên.

Đại Minh cung có diện tích lớn gấp 4,5 lần Tử Cấm Thành.

Đại Minh cung có diện tích lớn gấp 4,5 lần Tử Cấm Thành.

Sau khi Đường Cao Tông kế vị, ông cho rằng cung Thái Cực - nơi ở hiện tại của ông, quá ẩm ướt nên đã cho người mở rộng cung Đại Minh trên quy mô lớn vào năm 662, đổi tên thành Cung Bồng Lai và chuyển vào ở nơi này. Năm 670, cung điện này được đổi tên một lần nữa thành Cung Hàm Nguyên trước khi lấy lại tên cũ là cung Đại Minh vào năm 705. Đại Minh cung có diện tích hơn 354 ha,  gấp 13 lần diện tích Cung điện Louvre của hoàng gia Pháp.

Hình dạng của cung Đại Minh gồm 2 phần rõ rệt. Phần phía nam có hình chữ nhật, phần phía bắc là hình thang có đáy nam rộng và đáy bắc hẹp. Chiều dài tường thành từ đông sang tây khoảng 1,5 km, từ nam đến bắc khoảng 2,5 km, chu vi 7,6 km, diện tích khoảng 3,11 km2. Phần tường thành phía nam cung Đại Minh trùng với phần tường thành phía bắc của thành Trường An.

Cổng Đan Phượng được xây dựng lại, là nơi bảo tồn tàn tích cổng ban đầu của cung Đại Minh.

Cổng Đan Phượng được xây dựng lại, là nơi bảo tồn tàn tích cổng ban đầu của cung Đại Minh.

Cả khu cung điện được chia làm hai bộ phận bao gồm tiền triều và nội đình. Tiền triều được sử dụng chủ yếu cho các buổi triều hội. Nội đình chủ yếu phục vụ cho nhu cầu cư trú và thưởng lãm. Cửa chính của cung Đại Minh là Cổng Đan Phượng kết nối với trục đường chính rộng 176m. Đường trục chính của Đại Minh cung phân bố 3 cung điện lớn như Hàm Nguyên điện, Tuyên Chính điện, Tử Thần điện, hợp thành Tam đại điện.

Đáng tiếc là Đại Minh cung hào hoa, lộng lẫy này đã 3 lần chìm trong biển lửa vào giai đoạn cuối triều Đường, cuối cùng chỉ còn lại tro tàn. Cụ thể, đến thời Đường Hi Tông, Đại Minh cung liên tục gặp chiến hỏa, đến năm 896 thì Chu Ôn - người sau này ép vị vua Đường cuối cùng nhường ngôi vị cho mình, ra lệnh thiêu hủy cung điện. Câu chuyện truyền kỳ về hoàng cung lớn nhất thế giới này cứ thế biến mất.

Đại Minh cung đã 3 lần chìm vào biển lửa, chỉ còn tàn tro.

Đại Minh cung đã 3 lần chìm vào biển lửa, chỉ còn tàn tro.

Hiện nay, ở Tây An (Thiểm Tây, Trung Quốc) vẫn còn di tích của Đại Minh cung. Quốc vụ viện Trung Quốc đã đưa di tích cung Đại Minh vào danh sách văn vật được bảo hộ trọng điểm toàn quốc vào năm 1961. Đến năm 2014, cung Đại Minh trở thành một phần của Di sản thế giới Con đường tơ lụa được UNESCO công nhận.

Đại Minh cung trong lịch sử đã được tái hiện hoành tráng trên màn ảnh. Năm 2012, bộ phim điện ảnh Hoa ngữ Imax 3D đầu tiên "Đại Minh cung truyền kỳ" đã chính thức ra mắt các cụm rạp 3D toàn Trung Quốc. Bộ phim có sự tham gia của dàn diễn viên Tống Giai, Chu Nhất Long, Lưu Vũ Hân và nam diễn viên người dân tộc Apaerjiang.

Video: Hình ảnh Đại Minh cung hào hoa, lộng lẫy được tái hiện trong "Đại Minh cung truyền kỳ".

Ngay khi công chiếu, phim đã nhận được sự khen ngợi của dư luận và doanh thu phòng vé tăng cao. Theo  Qulishi, một khán giả nhận xét: "Đại Minh cung truyền kỳ không những kết hợp kĩ thuật 3D vào điện ảnh, còn thể hiện được sự hoành tráng lộng lẫy thời kỳ hưng thịnh nhất đời Đường, hiệu quả hình ảnh và âm thanh tuyệt vời, có thể sánh ngang với bom tấn Avatar".

"Đại Minh cung truyền kỳ" xoay quanh câu chuyện một bức bích họa và truyền thuyết về mối tình ngàn năm tuyệt đẹp. Phim đã tái hiện chân thật nhất quang cảnh Đại Minh cung và triều đại hưng thịnh phồn hoa nhất thời thịnh Đường bấy giờ.  Bộ phim có vốn đầu tư ước tính 400 triệu NDT (hơn 1,3 nghìn tỷ), bình quân mỗi phút trong phim tốn hàng triệu NDT để thực hiện. Để tạo nên một tác phẩm 3D xuất sắc như phim hiện có, đoàn phim đã mời nhà quay phim 3D nổi tiếng của Mỹ tham gia để khắc phục những điểm yếu trong quá trình thực hiện phim. Đặc biệt tác phẩm còn có sự hỗ trợ của Peter William Anderson, người từng đảm nhận vai trò đạo diễn quay phim và hiệu ứng hình ảnh của Disney.

Mỹ nam đẹp hơn cả Tây Thi, được hoàng đế Trung Hoa ”sủng” đến mức lập làm hoàng hậu

Hàn Tử Cao được người đời mệnh danh là “nam hoàng hậu” và người tình tri kỷ của vua Trần Văn Đế.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Lương (Theo Qulishi) ([Tên nguồn])
Hé lộ sự thật khác xa trên phim Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN