Hòa Thân ngoài đời được mệnh danh "đệ nhất mỹ nam", khác xa trên phim
Khác với miêu tả trong phim, thực tế Hòa Thân có dung mạo trắng trẻo, da trắng môi đỏ, cử chỉ nho nhã.
Sau khi nhìn ảnh phục chế Hòa Thân, nhiều người phải trầm trồ vì nhan sắc của ông khác xa với các phiên bản trong phim.
Tạo hình Hòa Thân trong phim
"Tể tướng Lưu Gù" hay "Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam" có thể coi là những tác phẩm kinh điển trong dòng phim cổ trang Trung Quốc. Trong đó, vai diễn Hòa Thân là nhân vật phản diện mưu mô, tham lam do Vương Cương thủ vai đã trở thành huyền thoại khắc sâu trong ký ức nhiều thế hệ.
Tạo hình của nhân vật Hòa Thân trong phim "Tế tướng lưng gù"
Hình ảnh Hòa Thân của Vương Cương là một ông chú già béo mập và nét mặt mưu mô, xảo trá. Trong lịch sử, Hòa Thân cũng là một tham quan bị phê phán không ít nên hình ảnh trong phim rất phù hợp với hình dung của công chúng.
Thể hiện quá xuất sấc vai Hòa Thân, Vương Cương liên tiếp được mời đóng vai quan tham này trong các bộ phim khác như: "Bản lĩnh Kỳ Hiểu La", "Mộng đoạn Tử Cấm Thành", "Thiết tướng quân", "Hoàng đế thường dân". Với khán giả, nhắc tới Vương Cương là người ta nghĩ tới Hòa Thân và ngược lại, nhắc tới Hòa Thân, họ nghĩ ngay tới nam diễn viên sinh năm 1948 này.
Vua Càn Long và Hòa Thân trong phim trạc tuổi.
Nam diễn viên Vương Cương hiện đã ngoài 70 tuổi. Ông có cuộc sống sung túc cùng người vợ kém 20 tuổi, một cậu con trai và khối tài sản nghìn tỷ. Vương Cương cũng được coi là “vua đồ cổ” khi nắm trong tay nhiều cổ vật và từng khiến khán giả giật mình khi tự tay đập vỡ món đồ cổ trị giá 700 triệu đồng ngay trên sóng truyền hình.
Dung mạo Hòa Thân ngoài đời thực
Hầu hết khán giả đều cho rằng từ khả năng diễn xuất đến ngoại hình, Vương Cương là diễn viên Trung Quốc phù hợp nhất để đóng vai Hòa Thân. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lịch sử không hoàn toàn đồng ý với quan điểm này.
Trong lịch sử, Hòa Thân kém Càn Long tới 40 tuổi nhưng trên màn ảnh, tuổi tác của “cặp bài trùng” này lại gần bằng nhau. Đây là điều mà nhiều chuyên gia lịch sử cảm thấy không thỏa đáng.
Hai bức tranh vẽ Hòa Thân khi còn trẻ và về già đều rất thanh tú, nho nhã.
Trong các bức họa cổ, Hòa Thân có vóc dáng cao ráo, nước da trắng, gương mặt thanh tú như phụ nữ, khác rất xa với tạo hình nhân vật mà Vương Cương thủ vai. Theo dã sử, Hòa Thân không chỉ có vẻ ngoài ưa nhìn, dễ gây thiện cảm, gương mặt ông còn đặc biệt giống với một phi tần của Ung Chính - cha của vua Càn Long. Do một lỗi lầm của Càn Long trong quá khứ, phi tần này bị xử tội giảo (thắt cổ chết) khiến ông vô cùng ân hận. Khi nhìn thấy Hòa Thân, Càn Long bất giác nhớ đến “người xưa” nên ưu ái cho viên thị vệ trẻ tuổi này rất nhiều.
Khi mới vào cung, ông bắt đầu từ chức thị vệ riêng cho Càn Long nhờ diện mạo khôi ngô và vóc dáng cao lớn. Viên quan tham nổi tiếng cũng được nhận định là người có duyên và giỏi lấy lòng phụ nữ. Hòa Thân thăng tiến trên con đường quan lộ phần nào cùng nhờ cuộc hôn nhân với Phùng Tế Văn, một tiểu thư "cành vàng lá ngọc" con gái quan Tổng đốc Phùng Anh Liêm.
Khi kết hôn, Hòa Thân khi đó mới 18 tuổi, gia cảnh nghèo nàn, thi cử nhiều lần không đỗ, so với vợ thì hoàn toàn không môn đăng hộ đối. Vậy nên có không ít chuyên gia cho rằng nhờ vẻ ngoài tuấn tú và cái duyên của mình mà Hòa Thân mới có được cuộc hôn nhân này.
Hình ảnh phục chế 3D của vị quan tham nhũng được đánh giá là "đệ nhất mỹ nam" trong lịch sử nhà Thanh.
Không chỉ vậy, vào năm 2018, một số chuyên gia còn phục chế hình ảnh Hòa Thân từ ảnh chân dung và cho ra kết quả cực kỳ ấn tượng. Hình ảnh 3D của nhân vật phản diện lẫy lừng này đẹp chẳng kém gì các "nam thần" thời nay. Giới chuyên gia gọi Hòa Thân là "mỹ nam" nổi tiếng, thậm chí còn là một trong những nhan sắc nổi bật nhất của thời đại nhà Thanh.
Dù cùng là quan trong triều nhưng xét về vị thế thì Hòa Thân hơn hẳn Lưu Dung. Theo sử liệu ghi chép, được sự sủng ái...
Nguồn: [Link nguồn]