Hòa Thân ngoài đời được hoàng đế Càn Long ưu ái bởi có tướng mạo giống vị quý phi này

Càn Long được biết đến là một minh quân nhưng lại hết sức sủng ái một gian thần tham lam vô độ như Hòa Thân.

Hoà Thân được biết đến là một trong những "Đệ nhất gian thần" trong lịch sử Trung Hoa. Nhiều ý kiến cho rằng tham quan này được ưu ái bởi bề ngoài giống với một vị quý phi mà hoàng đế Càn Long rất mực mến mộ.

Thân thế vị quý phi có diện mạo đời thực giống Hoà Thân

Cho tới nay, hầu hết khán giả đều cho rằng từ khả năng diễn xuất đến ngoại hình, Vương Cương là diễn viên Trung Quốc phù hợp nhất để đóng vai Hòa Thân. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lịch sử không hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Theo lịch sử, Hòa Thân kém Càn Long tới 40 tuổi nhưng trên màn ảnh, tuổi tác của “cặp bài trùng” này lại gần bằng nhau.

Hoà Thân (Vương Cương) và hoàng đế Càn Long (Trương Thiết Lâm) trong phim

Hoà Thân (Vương Cương) và hoàng đế Càn Long (Trương Thiết Lâm) trong phim

Trong các bức họa cổ, Hòa Thân sở hữu vóc dáng cao ráo, nước da trắng, gương mặt thanh tú như phụ nữ, khác rất xa với tạo hình nhân vật mà Vương Cương thủ vai. Ngoại hình của "Đệ nhất quan tham" được cho là có vẻ ngoài giống với một vị quý phi. Người đó chính là Đôn Túc Hoàng Quý phi (Niên thị). Bà là một trong những phi tần được hoàng đế Thanh Thế Tông Ung Chính hết mực sủng ái. Niên phi được đưa vào cung để kết hôn với hoàng tử Dận Chân (Ung Chính sau này) khi bà mới vừa tròn 14 tuổi.

Vào thời điểm đó, gia tộc họ Niên thuộc "Hán quân tự do" nên địa vị của bà tương đối thấp. Thế nhưng, bà vẫn được biết đến là "sủng phi" của hoàng đế Ung Chính. Sau này, vì sự bành trướng của anh trai Niên Canh Nghiêu nên vị thế của Niên phi đã bị hạ bệ.

Chân dung ngoài đời thực của Hoà Thân trong lịch sử.

Chân dung ngoài đời thực của Hoà Thân trong lịch sử.

Theo dã sử, trước đây Càn Long đã từng gặp gỡ và đem lòng mến mộ Niên phi. Hơn nữa, vì bị Ung Chính ghẻ lạnh nên bà cũng thuận theo Càn Long để trả thù hoàng đế. Mỗi lần gặp nhau, Niên Phi đã có những hành động thân mật với Càn Long, việc đó đã bị Hi Phi, mẹ ruột của Càn Long nhìn thấy.

Khi đó, hoàng hậu Ô Lạp La Lạp Thị của Ung Chính đã mất, Hi Phi là người cai quản lục cung. Vì sợ mọi chuyện lộ tẩy sẽ ảnh hưởng đến việc thừa kế của con trai nên bà đã quyết định xử lý rắc rối bằng cách ép Niên Phi tự sát.

Nhan sắc của Hoa phi Niên Thế Lan (Tưởng Hân) trong phim "Hậu cung Chân Hoàn Truyện".

Nhan sắc của Hoa phi Niên Thế Lan (Tưởng Hân) trong phim "Hậu cung Chân Hoàn Truyện".

Chân dung Đôn Túc hoàng quý phi cũng xuất hiện trong bộ phim "Hậu cung Chân Hoàn truyện". Đây là bộ phim cung đình "ăn khách" nhất trên màn ảnh Đại lục năm 2012 và được đánh giá là tác phẩm cổ trang kinh điển của Trung Quốc trong nhiều năm trở lại đây.

Trong phim, Niên Thế Lan (Tưởng Hân) được xây dựng dựa trên hình tượng Niên quý phi của nhà Thanh. Cô là phi tần được Ung Chính sủng ái nhất với tính tình cao ngạo, dung mạo khuynh quốc khuynh thành, gia thế hiển hách nhưng lại là người phụ nữ đáng thương trong chốn thâm cung.

Niên Thế Lan là phi tần đáng thương nhất trong chốn hậu cung.

Niên Thế Lan là phi tần đáng thương nhất trong chốn hậu cung.

Hoa phi bị coi như một công cụ chính trị trong cuộc tranh giành quyền lực Ung Chính và tướng quân Niên Canh Nghiêu (huynh trưởng của Hoa phi). Cô yêu Ung Chính thật lòng, vẫn tự cho mình là phi tần được hoàng đế sủng ái nhất, nhưng Hoa phi cao ngạo phút cuối cũng nhận ra người phu quân mà nàng yêu thương rốt cuộc là kẻ hủy hoại tất cả hy vọng của cuộc đời cô.

Mối duyên tiền kiếp của hoàng đế Càn Long

Dưới triều đại do Càn Long trị vì, Hòa Thân xuất thân từ một trường đào tạo quan chức của Mãn Thanh, được vào cung giữ chức Loan nghi vệ, công việc cụ thể là khiêng kiệu. Do lỗi lầm của Càn Long trong quá khứ, phi tần này bị xử tội giảo (thắt cổ chết) khiến ông vô cùng ân hận. Khi nhìn thấy Hòa Thân, Càn Long bất giác nhớ đến “người xưa” nên ưu ái cho viên thị vệ trẻ tuổi này rất nhiều. 

Hòa Thân (Trần Triển Bằng) có tướng mạo điển trai được vua Càn Long sủng ái trong tác phẩm "Thiên Mệnh".

Hòa Thân (Trần Triển Bằng) có tướng mạo điển trai được vua Càn Long sủng ái trong tác phẩm "Thiên Mệnh".

Khi gặp Càn Long, Hòa Thân đang ở độ tuổi 20 và sở hữu diện mạo diễm lệ hơn cả phi tần của hoàng đế. Điều khiến Càn Long ngạc nhiên hơn chính là Hòa Thân có một vết bớt trên đỉnh đầu giống với Niên Phi. Vết bớt của cả hai đều ở cùng một vị trí. Bởi vậy, điều đó càng khiến hoàng đế cảm thấy Hòa Thân chính là mối nhân duyên truyền kiếp. Thời gian sau đó, Càn Long đã phong cho Hòa Thân là ngự tiền thị vệ và thường xuyên theo sát hoàng đế mọi lúc mọi nơi.

Ngoài việc sở hữu diện mạo giống với vị Niên Phi, Hòa Thân còn tinh thông vạn việc khiến Càn Long càng ngày càng ưu ái. Dù có hàng trăm phi tần xinh đẹp xung quanh nhưng hoàng đế vẫn cả ngày quấn quýt bên cạnh vị đại thần này. Theo nhiều sử sách ghi lại, nếu ngày nào mà Càn Long không gặp được Hoà Thân sẽ không chịu được nên hàng ngày đều sai ông vào hầu hạ và thăm nom.

Video: Cảnh Hoà Thân (Vương Cương) điêu đứng vì bị tịch thu 20 thùng vàng trong "Tể tướng Lưu gù".

Sau này, Hòa Thân tiến thân rất nhanh trong sự nghiệp, được thăng các thứ hàm quan trọng như: Đại học sĩ, Quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc... Dưới sự ưu ái của Càn Long, trong những năm tháng làm quan, số lần vơ vét, thao túng, ăn hối lộ và tham nhũng của cải nhà nước của Hòa Thân không thể đếm xuể. Tổng gia sản của tên tham quan này ước tính vào khoảng 1.100 triệu lạng bạc. Nhiều lời đồn cho rằng nó còn tương đương số tiền mà quốc khố nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được.

Nguồn: [Link nguồn]

”Hòa Thân” bị phản đối vẫn quyết cưới mỹ nhân quen qua mạng, về già cho vợ 3,5 tỷ mỗi tháng

Ở tuổi 74, Hòa Thân của "Tể tướng Lưu Gù" có cuộc sống viên mãn với tài sản hàng nghìn tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Lương (Theo Sina, Sohu) ([Tên nguồn])
Phim Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN