Hé lộ 10 bí mật quái dị trong phim hoạt hình của Disney
Nổi da gà khi biết được những bí mật đằng sau các bộ phim hoạt hình của hãng Walt Díney.
Vụ bắt cóc trẻ em trong Frozen
Như ai cũng biết, Frozen ra mắt khán giả nhí toàn cầu vào năm 2013 và vươn lên trở thành một trong những bộ phim hoạt hình thành công nhất của hãng Walt Disney. Tuy nhiên, ngoài vẻ đẹp và tài năng của nữ hoàng băng giá Elsa, í tai biết rằng cốt truyện thực tế kể về người phụ nữ mặc đồ trắng đã bắt cóc một bé trai tên Kay. Sau đó người này hôn lên môi chú bé khiến em mất toàn bộ trí nhớ và nuôi cậu bé trong tòa lâu đài băng giá.
Vịt Donald học tài liệu cấm
Gắn liền với hình tượng tinh nghịch, vui nhộn, nhân vật chú vịt Donald luôn là một trong những biểu tượng nổi bật của hãng phim Walt Disney. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều tranh cãi xoay quanh nhân vật này. Đặc biệt là trong bộ phim ngắn Der Fuehrer’s Face sản xuất năm 1942, có cảnh Donald mặc quân phục phát xít Đức và đọc cuốn sách của tướng Hitler. Tuy đoạt giải Oscar song bộ phim này không được công chiếu rộng rãi vì quá nhạy cảm.
Con số bí ẩn “A113”
Dòng kí tự “A113” từng tốn không ít giấy mực của báo giới và gây tranh cãi trong giới hâm mộ, cuối cùng cũng có lời giải. Xuất hiện trong rất nhiều các khung hình của nhiều bộ phim hoạt hình của Walt Disney, đây thực tế là số phòng của nhóm vẽ và dựng đồ họa nhân vật nằm trong trụ sở của hãng. Có thể, đây là cách “đánh dấu” thú vị của các họa sĩ và kĩ thuật viên đối với những “đứa con tinh thần” của mình.
Các nhân vật được lồng ghép bí mật
Có lẽ các họa sĩ của Walt Disney đều phải là những người có khiếu hài hước “vô song”, thì mới có thể nghĩ ra được ý tưởng kì quặc như vậy. Trong một cảnh phim của bộ phim Thằng gù nhà thờ Đức Bà Paris (1996), khán giả nào tinh ý sẽ nhận ra điểm kì quặc, đó là việc xuất hiện một bức tượng giống như một con heo rừng trên bờ tường của nhà thờ. Nhìn bề ngoài có thể khẳng định, đó chính là nhân vật Pumbaa trong bộ phim Vua sư tử, gây đình đám trước đó 2 năm. Rõ ràng trong thực tế không thể có bức tượng này trong thiết kế của một nhà thờ.
Sự lặp lại đến khó tin của các hình vẽ
Không hiểu do trùng hợp ngẫu nhiên, hay sự thừa hưởng “gen hội họa” giữa các đời họa sĩ của hãng Walt Disney; nhưng các bộ phim hoạt hình dù cách nhau rất nhiều năm nhưng vẫn có được điểm chung kì lạ. Cụ thể, ta có thể nhận ra 2 hình con cá giống y hệt nhau trong 2 cảnh phim của Nàng tiên cá (1989) và Ngài Limpet siêu nhân (1964). Dù cách nhau đến 25 năm song vẫn có sự trùng lặp đến bất ngờ như vậy.
Lộ hình ảnh dung tục
trong bản gốc bộ phim Đội cứu hộ (The Rescuers) sản xuất năm 1977, trong cảnh phim chuyến bat của 2 nhân vật Bianca và Bernard qua New York, bất ngờ xuất hiện hình ảnh cửa sổ nhà một người phụ nữ đang trong tình trạng khỏa thân, song không có phần đầu. Hình ảnh dung tục kèm chút kinh dị này khiến Disney lao đao một thời gian. Bí ẩn về nguồn gốc hình ảnh người phụ nữ kia vẫn chưa có lời đáp.
Yếu tố kinh dị tràn ngập
Có không ít cảnh phim hoạt hình của Walt Disney từng bị lên án là quá bạo lực và không phù hợp với khán giả nhỏ tuổi. Song dù nổi tiếng như bộ phim Cậu bé rừng xanh – Tarzan, sản xuất năm 1999 cũng còn nhiều “hạt sạn” kinh dị khiến người xem sởn da gà. Trong cảnh phim Tarzan mệt mỏi sau trận đấu với Clayton – vệ sĩ cao lớn trong đoàn thám hiểm của cha con Jane, xuất hiện lờ mờ cảnh Clayton chết trong tư thế kinh dị bị sợi dây siết chặt cổ đến chết.
Chứng bệnh “cuồng Mickey”
Hình tượng chú chuột Mickey vốn đi sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ khán giả xem hoạt hình Walt Disney. Lần đầu tiên ra mắt công chúng vào năm 1928 trong bộ phim Tàu hơi nước Willie, suốt từ đó đến nay khán giả vẫn luôn thắc mắc vì sao giới họa sĩ của hãng lại “cuồng” Mickey đến vậy khi hình ảnh liên quan tới Mickey xuất hiện bí ẩn trong rất nhiều các bộ phim sau này. Đơn cử như trong Frozen (2013), trong một cảnh phim người ta lại thấy được sự xuất hiện của bóng dáng nhân vật Mickey phía sau hộc tủ.
Nhân vật “mẹ” luôn yểu mệnh
Người sáng lập ra Disney đã từng phải chịu đựng cảnh mẹ ông, bà Flora Call Disney sớm qua đời vì một vụ tai nạn rò rỉ khí lò sưởi. Cái chết của bà khiến ông ám ảnh và day dứt suốt đời và có thể đó là lí do vì sao trong nhiều bộ phim của Walt Disney, hình tượng người mẹ, dù người hay thú, cũng đều chịu cảnh mất sớm, để lại đứa con bơ vơ.
Sao chép vội vã các hình tượng
Dù biết phim hoạt hình đề cao việc sáng tạo hình tượng các nhân vật, song không phải lúc nào công việc đó cũng được thực hiện một cách cẩn thận. Trong 2 bộ phim hoạt hình cách nhau là The Aristocats (1970) và Robin Hood (1973), khán giả dễ dàng nhận ra nhân vật chú mèo biết chơi nhạc cụ đã được sao chép hết sức vội vàng và lộ liễu.