Hậu trường dở khóc dở cười phim "Tam Quốc": Chu Du, Viên Thiệu hóa ra là 1 người

Đằng sau những thước phim hoành tráng trên màn ảnh là hàng loạt các câu chuyện hậu trường dở khóc dở cười.

Tam Quốc Diễn Nghĩa được coi là một trong những bộ phim kinh điển của điện ảnh Trung Quốc. Mặc dù đã phát sóng gần 30 năm, đến nay cũng có nhiều phiên bản khác nhau, nhưng sức hút của Tam Quốc Diễn Nghĩa 1994 không hề suy giảm.

"Tam Quốc Diễn Nghĩa" 1994 là phiên bản được khán giả yêu thích nhất

"Tam Quốc Diễn Nghĩa" 1994 là phiên bản được khán giả yêu thích nhất

Mới đây, các diễn viên và ê – kíp làm phim đã tiết lộ nhiều câu chuyện hậu trường thú vị và những con số ấn tượng khiến khán giả không khỏi “choáng váng”.

1. Những con số "khủng" sau thành công vang dội

Bộ phim Tam Quốc Diễn Nghĩa được lên ý tưởng từ năm 1989, nhưng phải mất 5 năm mới hoàn thành và cho ra mắt khán giả. Đây được đánh giá là một trong những bộ phim có thời gian quay lâu nhất trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc.

Với 84 tập phim, Tam Quốc Diễn Nghĩa đã phải thuê tổng cộng trên dưới 400,000 diễn viên, 30,000 bộ phục trang và 60,000 đạo cụ, trong đó, rất nhiều diễn viên quần chúng đến từ lực lượng Giải phóng quân Trung Quốc. Chỉ riêng cảnh quay trận đánh Xích Bích đã phải sử dụng 2,500 diễn viên quần chúng, 72 chiếc tàu, 125 lều bạt và hàng nghìn lá cờ.

Bộ phim có dàn diễn viên hùng hậu nhất, lên tới 400.000 người

Bộ phim có dàn diễn viên hùng hậu nhất, lên tới 400.000 người

Để có được tác phẩm điện ảnh kinh điển này, tổng kinh phí bộ phim lên tới 170 triệu nhân dân tệ (khoảng gần 600 tỷ đồng). Chỉ riêng chi phí để dựng bối cảnh quay đã mất khoảng 100 triệu nhân dân tệ (khoảng 350 tỷ đồng). Đây là bộ phim truyền hình có kinh phí đầu tư lớn nhất Trung Quốc thời bấy giờ. Ngoài ra, vì người đông, dụng cụ nhiều, đoàn phim đã phải thuê 120 chiếc xe để vận chuyển.

Do phần lớn kính phí đều được rót vào việc dựng bối cảnh và chuẩn bị phục trang, đạo cụ, nên cát – xê của các diễn viên rất thấp. Thu nhập bình quân của cả đoàn là 150 nhân dân tệ 1 tập (khoảng 500.000 đồng), trong đó đạo diễn và các diễn viên chính như Đường Quốc Cường, Bào Quốc An,… sẽ được nhỉnh hơn một chút là 225 nhân dân tệ (khoảng 790.000 đồng).

“Tam Quốc Diễn Nghĩa” được Thái Lan mua bản quyền phát sóng

“Tam Quốc Diễn Nghĩa” được Thái Lan mua bản quyền phát sóng

Sau khi bộ phim đóng máy, có người từ Thái Lan tới tìm Tổng chủ nhiệm Nhậm Đại Huệ để bàn bạc mua bản quyền, cuối cùng hai bên thống nhất với giá 6.000 USD một tập (khoảng 21 triệu đồng).

Ngoài ra, bản quyền bộ phim còn được chuyển nhượng cho Nhật Bản với giá 15.000 USD 1 tập (khoảng 52 triệu đồng), ba năm sẽ phát sóng hai lần. Sau ba năm, phía Nhật Bản lại liên lạc lại với nhà sản xuất và ngỏ ý tiếp tục phát sóng lần 3 khiến cả ê – kíp đều ngỡ ngàng.

2. Những câu chuyện hậu trường hài hước thú vị

Đằng sau những thước phim hoành tráng trên màn ảnh là hàng loạt các câu chuyện hậu trường dở khóc dở cười.

Đầu tiên là những khó khăn trong việc lựa chọn diễn viên. Vì tiểu thuyết gốc quá nổi tiếng, nên ban đầu khi thấy Đường Quốc Cường đảm nhận vai Gia Cát Lượng, còn Bào Quốc An sẽ diễn Tào Tháo, rất nhiều người trong đoàn phim và độc giả đều lên tiếng phản đối. Thậm chí, có người còn gọi điện thoại, viết thư cho Quảng Điện yêu cầu đổi vai của Đường Quốc Cường.

Diễn viên Đường Quốc Cường từng bị phản đối khi nhận vai Gia Cát Lượng

Diễn viên Đường Quốc Cường từng bị phản đối khi nhận vai Gia Cát Lượng

Sau này, nhân vật của  Đường Quốc Cường và Bào Quốc An đều trở thành những phiên bản kinh điển mà các thế hệ sau khó có thể vượt qua được.

Ngoài ra, không ít khán giả tinh ý phát hiện, nhân vật Viên Thiệu trong các tập đầu và nhân vật Chu Du là cùng một người đóng, do diễn viên Hồng Vũ Trụ đảm nhận. Vốn dĩ ban đầu, Hồng Vũ Trụ đến thử vai Chu Du, nhưng sau đó lại bị đạo diễn Vương Phù Lâm bố trí đóng Viên Thiệu. Sau vài tập, đoàn làm phim tìm được diễn viên vào vai Viên Thiệu, và để Hồng Vũ Trụ đảm nhận vai diễn Chu Du như ý nguyện ban đầu.

Hồng Vũ Trụ đóng cả Chu Du (trái) và Viên Thiệu (phải)

Hồng Vũ Trụ đóng cả Chu Du (trái) và Viên Thiệu (phải)

Bộ phim Tam Quốc Diễn Nghĩa được sản xuất trong giai đoạn còn nhiều khó khăn thiếu thốn, trang thiết bị không được hiện đại như bây giờ. Thời đó vẫn chưa có flycam, vì vậy đoàn làm phim đã phải “cắn răng” thuê một chiếc máy bay trực thăng, sau đó mời một chuyên gia quay phim đến để thực hiện cảnh quay Hỏa công Xích Bích. Vì đó là cảnh quay đốt lửa nên ê – kíp hạ quyết tâm phải quay một lần là đạt, nếu đốt cháy hết lều trại rồi thì sẽ không còn gì để quay lại nữa.

Trận chiến Xích Bích có ý nghĩa quyết định trong lịch sử Trung Quốc

Trận chiến Xích Bích có ý nghĩa quyết định trong lịch sử Trung Quốc

Tuy nhiên, trong quá trình ghi hình vẫn xảy ra sự cố. Do lửa quá mạnh, khói đen dày đặc nên đã che phủ toàn bộ cảnh bên dưới, khiến camera không thể quay được gì. Cơ trưởng và phi hành đoàn khi đó khá nhanh trí, cho máy bay lượn một vòng rồi lại quay lại, cứ như vậy quay 3 lần, liền có được những thước phim như ý.

Vượt qua nhiều khó khăn thử thách, bộ phim vẫn được hoàn thành khá thuận lợi và thành công ngoài mong đợi. Cho tới nay, mỗi lần tái ngộ, các diễn viên và ê – kíp phim vẫn nhắc lại những câu chuyện này và coi đó là những kỷ niệm đẹp trong suốt 5 năm gắn bó.

Nguồn: [Link nguồn]

Phim kinh điển ”Tam quốc diễn nghĩa 1994” cũng đầy rẫy sạn thế này

Được đầu tư hoành tránh song tác phẩm kinh điển này vẫn mắc nhiều lỗi như bao tác phẩm truyền hình khác.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lâm Mộc (Theo Toutiao) ([Tên nguồn])
Phim Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN