Giới chuyên môn nói gì khi phim Đất Rừng Phương Nam gây tranh cãi "xuyên tạc"?

Một loạt những tên tuổi trong ngành điện ảnh đều dành sự ủng hộ đối với Đất Rừng Phương Nam.

Bắt đầu những suất chiếu sớm từ ngày 13/10, Đất Rừng Phương Nam tạo ra nhiều tò mò cho khán giả. Trong những ngày cuối tuần, nhiều người đã ra rạp để thưởng thức phiên bản điện ảnh được lấy cảm hứng từ tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi. 

Tuy vậy, sau khi xem phim, nhiều tranh cãi nổ ra liên quan đến vấn đề tên của các hội nhóm trong phim và trang phục của các diễn viên. Một số khán giả cho rằng bộ phim mang quá nhiều "nét Trung Quốc", làm mất đi giá trị của bản truyền hình. Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng phim đang "xuyên tạc lịch sử".

Khán giả không hài lòng với phần khuy áo của Đất Rừng Phương Nam

Khán giả không hài lòng với phần khuy áo của Đất Rừng Phương Nam

Mới đây, biên kịch của phim Đất Rừng Phương Nam là Khánh Hoàng đã viết trên trang cá nhân: "Trong quá trình phát triển dự án, bác đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn (đạo diễn Đất Phương Nam - PV) có nói với mình rằng nếu làm điện ảnh, không chỉ phải làm hay, làm khác, làm mới hơn, mà bác còn hy vọng có thể kể tiếp câu chuyện còn dang dở của bé An ở bản truyền hình.

Vậy nên, hành trình của An trong định hướng kể chuyện của đội sáng tạo sẽ là một hành trình dài, là mơ ước về một franchise (thương hiệu phim - PV), và nội dung phần một chỉ là nền móng đầu tiên. Nên sẽ có một số gạch đầu dòng quan trọng mà mình muốn nói một lần duy nhất cho rõ".

Đất Rừng Phương Nam dính phải những tranh cãi về trang phục và tên các hội nhóm trong phim

Đất Rừng Phương Nam dính phải những tranh cãi về trang phục và tên các hội nhóm trong phim

Khánh Hoàng cũng giải thích thêm rằng phim mong muốn cho người xem thấy được miền Nam là nơi có nhiều văn hoá của người bản địa Việt Nam, người Khơ-me, người Hoa... Một vùng đất hoà hợp có những dân tộc, văn hoá khác nhau cùng khai khẩn, gìn giữ và đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước.

Phần một của phim được ưu tiên cho những điều "nhẹ nhàng", cho An và khán giả vẫn thấy một không khí có phần bình yên, để trầm trồ đất nước mình tươi đẹp quá.

"Rồi sau này, khi sự tươi đẹp, bình yên đó bị giày xéo bởi cái ác ngày một leo thang của thực dân, phong kiến, chúng ta sẽ cảm thấy nhiều hơn những mất mát, bi phẫn và càng hun đúc thêm lòng căm thù giặc lẫn tình yêu nước cháy bỏng. Đó là lí do tuyến truyện về những thảm kịch của gia đình Tám Luông được để dành", Khánh Hoàng giải thích thêm.

Đất Rừng Phương Nam là bộ phim nhận về nhiều sự quan tâm trong thời gian qua.

 

Đất Rừng Phương Nam là bộ phim nhận về nhiều sự quan tâm trong thời gian qua.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên nêu quan điểm: "Tất nhiên khán giả hoàn toàn có quyền đánh giá một bộ phim về tất cả những gì mà bô phim thể hiện. Đôi giày này không đúng thực tế thời kỳ đó ở vùng đó, người dân ở đấy không mặc cái áo đó, người ta không bắn súng như thế... Nhưng phán quyết cuối cùng của khán giả đưa ra một cách văn minh là  bộ phim này hay hoặc dở, tôi thích hay không thích, thế thôi. 

Sự tranh cãi là cần thiết và tích cực nhưng xin đừng cực đoan. Nghệ sỹ yếu ớt và nhạy cảm, họ không muốn cãi và không thể cãi lại được với những 'lý luận sắc bén, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng xác đáng không thể bác bỏ' của những khán giả cực đoan.

Họ chỉ có thể ngừng tưởng tượng. Chắc không khán giả nào mong muốn người nghệ sỹ sẽ ngừng tưởng tượng, kể cả những khán giả cực đoan nhất. Vì như thế sẽ chẳng còn phim hay để mà xem nữa".

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cũng có ý kiến bảo vệ phim.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cũng có ý kiến bảo vệ phim.

Đạo diễn trẻ Joel Nguyen nhận định về bộ phim: "Đất Rừng Phương Nam mang trong mình nhiệm vụ rất cao cả: một bản điện ảnh tái hiện lại câu chuyện huyền thoại của phim Việt ở những thập kỷ trước. Tôi nghĩ với bộ phim có thể xem là lớn nhất của Việt Nam trong năm 2023, Đất Rừng Phương Nam không xứng đáng phải nhận những chỉ trích vì vấn đề ngoài chuyên môn.

Tuy nhiên, khán giả là người thưởng thức. Khán giả Việt giờ xem có chọn lọc hơn, có rất nhiều quan điểm, luận điểm để nêu lên. Bằng cách cố tình hay vô ý, bộ phim lại đưa ra những tình tiết lịch sử vốn trại đi so với cái nhìn trước giờ của mọi người. Tôi mong qua câu chuyện này, đoàn làm phim có khả năng xử lý truyền thông ổn thỏa hơn". 

Joel Nguyen là đạo diễn trẻ, vừa có phim ngắn đầu tay vào năm 2022.

Joel Nguyen là đạo diễn trẻ, vừa có phim ngắn đầu tay vào năm 2022.

Nhà phê bình phim Lê Hồng Lâm nêu quan điểm trên trang cá nhân về bộ phim: “Điện ảnh thế giới họ đi xa đến đâu rồi, mà giờ này chúng ta vẫn ngồi tranh cãi nhau một vài chi tiết đúng sử hay sai  sử, cho dù nó được tuyên bố là lấy cảm hứng từ một cuốn tiểu thuyết văn chương hư cấu. Rồi sau đó là bóp méo, nâng cao quan điểm chính trị và tung ra các thuyết âm mưu nhằm tấn công bộ phim. 

Lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết cùng tên  của nhà văn Đoàn Giỏi và bộ phim truyền hình nhiều tập Đất Phương Nam của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn, với tôi kịch bản của Trần Khánh Hoàng có những hư cấu, sáng tạo riêng khá bay bổng và phần nào đó cũng có chút “fantasy” trong nhữ ng đạ i cảnh hành động mà không quá nệ sử, nệ sách, dù anh vẫn tôn trọng không gian và bối cảnh văn hóa mà nhà văn Đoàn Giỏi và đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn đã xây dựng rất thành công. 

Và cùng với sự đầu tư khá hoành tráng của nhà sản xuất, sự sáng tạo có nhiều dấu ấn cá nhân của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, nhà quay phim Diệp Thế Vinh, âm  nhạc Đức Trí, đặc biệt là dàn diễn viên chính phụ hợp vai… tất cả họ đã làm nên một bộ phim giải trí có thể nói là tầm vóc trong bối cảnh điện ảnh Việt Nam vẫn quá thiếu những tác phẩm đủ tầm để chinh phục khán giả trong nước”.

 Cảnh trong phim “Đất rừng phương Nam”. 

Cảnh trong phim “Đất rừng phương Nam”. 

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành nhận định: “Đây là bộ phim truyện, với nhân vật hư cấu và không xác định chính xác thời điểm diễn ra câu chuyện. Các yếu tố lịch sử, nhân vật trong tiểu thuyết là cảm hứng để xây dựng nên câu chuyện phim. Bộ phim không đề cao, ca ngợi một hội nhóm nào, chỉ ca ngợi lòng yêu nước chống lại ngoại xâm của người dân Nam Bộ trong thời kỳ đó bao gồm cả người Việt, người Hoa, người Khmer…”

Ngay từ buổi họp báo công bố ra mắt vào chiều ngày 11/10, tức là trước ngày chiếu sớm 2 ngày, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã nói rằng: "Phim này đã thay đổi bối cảnh, mốc thời gian so với bản tiểu thuyết. Bản tiểu thuyết lấy bối cảnh khoảng năm 1945. Còn chúng tôi giữ tinh thần của bản truyền hình, lấy mốc thời gian trước năm 1930" .

Đạo diễn này cũng khẳng định: "Phim không phải sách giáo khoa, không mang nhiệm vụ là tư liệu lịch sử".

Đạo diễn này cũng khẳng định: "Phim không phải sách giáo khoa, không mang nhiệm vụ là tư liệu lịch sử".

Chiều 14/10, Hội đồng thẩm định, phân loại phim và một số cơ quan, đơn vị chức năng đã tiến hành thẩm định lại bộ phim Đất Rừng Phương Nam theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ VHTTDL. Sau đó, Cục cũng đã mời nhà sản xuất, đoàn phim Đất Rừng Phương Nam đối thoại, trao đổi một số nội dung liên quan đến bộ phim. 

Phía sản xuất đã thay đổi tên của các hội nhóm trong phim, bắt đầu từ các suất chiếu vào tối 16/10. Bên cạnh đó, điều chỉnh dòng chữ "Bộ phim lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Đất Rừng Phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi" lên đầu phim.

Sự điều chỉnh này nhằm làm rõ hơn ý đoàn phim về sự thay đổi mốc thời gian trong tác phẩm văn học, theo sát hơn bản phim truyền hình vốn đã để lại dấu ấn trong lòng khán giả. Tới nay, Đất Rừng Phương Nam đã thu về gần 53 tỉ đồng, một con số "khủng" so với nhiều bộ phim ra rạp trong năm nay. Việc vượt qua con số trăm tỷ gần như là điều chắc chắn. 

Đại diện Đại học Công nghệ TPHCM cho biết việc xem phim Đất rừng phương Nam là hoạt động trải nghiệm trong học phần cảm thụ điện ảnh nhưng phủ nhận chuyện trừ điểm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Minh ([Tên nguồn])
Đất rừng phương Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN