Dung nhan thời trẻ của nghệ sĩ đóng Bồ Tát 'Tây du ký'

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Tả Đại Bân, đóng Quan Âm Bồ Tát, được đạo diễn nhận xét có vẻ đẹp hài hòa, điềm đạm.

Nghệ sĩ nhận quan tâm của khán giả khi các bức hình bà thời trẻ được đăng trên fanpage về phim Tây du ký 1982. Tả Đại Bân sinh ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, mẹ là nghệ sĩ kịch sân khấu. Theo Sina, từ nhỏ, Tả Đại Bân được mẹ hướng dẫn biểu diễn, từ đó đam mê nghệ thuật, theo nghề của mẹ. Bà diễn kịch từ khi 16 tuổi, đến năm 19 tuổi đã có tiếng trong lĩnh vực hý khúc ở quê nhà.

Nghệ sĩ Tả Đại Bân thời trẻ. Ảnh: Henan

Nghệ sĩ Tả Đại Bân thời trẻ. Ảnh: Henan

Đầu thập niên 1980, đạo diễn Dương Khiết mời Tả Đại Bân đóng Quan Âm trong phim truyền hình Tây du ký. Theo Dương Khiết, người đóng nhân vật này cần đẹp nhưng không phải kiểu trẻ trung, kiều diễm mà theo hình mẫu chín chắn, điềm đạm, phong thái ung dung.

Tả Đại Bân trong "Tây du ký". Video: Bilibili

Đạo diễn nhận xét gương mặt Tả Đại Bân hài hòa, hiền từ. Tuy nhiên, khi Dương Khiết giao danh sách diễn viên, một nhà sản xuất phản đối Tả Đại Bân đóng vai này với lý do nghệ sĩ "hơi già". Dương Khiết phản bác: "Quan Âm không phải tiểu mỹ nhân, bà ấy là Bồ Tát, cần toát vẻ uy nghiêm".

Tạo hình Tả Đại Bân trong "Tây du ký". Ảnh: Sina

Tạo hình Tả Đại Bân trong "Tây du ký". Ảnh: Sina

Trong cuốn sách Xin hỏi đường ở nơi nào, đạo diễn Dương Khiết cho biết đất diễn của Đại Bân không nhiều khiến diễn viên từng cảm thấy bà chỉ là "nhân vật phụ họa, không quan trọng". Nhưng khi phim công chiếu, nghệ sĩ được khán giả yêu mến. Đến nay, nhiều người bắt chước tạo hình, cử chỉ của Tả Đại Bân để thực hiện video ngắn, quảng bá du lịch.

Nghệ sĩ năm nay 81 tuổi, theo trang Henan, bà an hưởng tuổi già tại quê nhà, tỉnh Hà Nam. Thi thoảng, nghệ sĩ tham gia chương trình về hý khúc, truyền thụ kinh nghiệm biểu diễn kịch cho thế hệ trẻ.

Nghệ sĩ Tả Đại Bân. Ảnh: Sina

Nghệ sĩ Tả Đại Bân. Ảnh: Sina

Tây du ký bấm máy tháng 7/1982, phát thử một tập vào tháng 10 cùng năm. Từ năm 1986, phim được phát trọn vẹn trên truyền hình, gây tiếng vang tại nhiều quốc gia châu Á. Tác phẩm giữ kỷ lục phim được phát lại nhiều lần nhất ở Trung Quốc.

Sau gần 40 năm phát sóng, nhiều người vẫn thắc mắc về giá trị và quyền năng thực sự của áo cà sa gấm và gậy tích trượng cửu vàng của Đường Tăng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Như Anh ([Tên nguồn])
Hậu trường phim Tây Du Ký 1986 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN