Dù khoẻ mạnh nhưng vì sao Gia Cát Lượng vẫn chọn ngồi "xe lăn" để chinh chiến
Thực tế, nước đi này của vị quân sư tài ba ẩn chứa nhiều bí mật sâu xa.
Gia Cát Lượng được mệnh danh là "Ngọa Long" với khả năng "liệu sự như thần", túc trí đa mưu. Vì vậy, mỗi việc làm của ông đều ẩn chứa những tính toán khôn lường. Điển hình như trong cuộc chiến năm xưa, Gia Cát Lượng dù vẫn khỏe mạnh nhưng đã chọn ngồi xe lăn ra trận thay vì cưỡi chiến mã.
Hình tượng Gia Cát Lượng trên màn ảnh.
Trong các tác phẩm điện ảnh, Gia Cát Lượng thường xuất hiện với hình tượng của một vị mưu sĩ tay cầm quạt lông vũ, phong độ bất phàm, ở vào thời điểm đối diện với phong ba bão táp cũng không sợ hãi. Tuy nhiên, có một điều khiến người đời vẫn không khỏi băn khoăn khi nhắc về vị thừa tướng Thục Hán này. Đó là năm xưa sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng từng nhiều lần tiến hành Bắc phạt, bấy giờ tuổi tác của ông mới chỉ ngoài tứ tuần, nhưng mỗi lần ra trận lại đều ngồi trên một chiếc xe có hình dáng tương tự xe lăn.
Thế nhưng, việc Gia Cát Lượng xuất hiện trên chiếc "xe lăn" ngoài chiến trường từng không ít lần khiến kỳ phùng địch thủ Tư Mã Ý phải khiếp vía. Những trận đánh kinh điển này đã được khắc hoạ rõ nét trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa" năm 2010.
Video: Gia Cát Lượng (Lục Nghị) ngồi xe lăn bày binh bố trận trong "Tam Quốc diễn nghĩa" năm 2010.
Trong một trận chiến, để dụ tướng giặc, Khổng Minh Gia Cát Lượng (Lục Nghị) ngồi trên xe nhỏ bốn bánh được quân lính đẩy ra giữa trận. Tướng giặc thấy vậy liền tức giận đuổi theo bắt cho bằng được. Lúc này, Khổng Minh truyền quay xe và chạy. Ba phía khác lần lượt xuất hiện một chiếc xe y như thế, đó chính là viên tướng đóng thế Khổng Minh. Tướng giặc liền nhằm một cỗ xe và đuổi riết. Chiếc xe do người đẩy chỉ chạy chầm chậm nhưng quân giặc với đàn ngựa chiến không sao đuổi được.
Cuối cùng, tướng giặc không thể bắt được chiếc xe đó. Các nhà nghiên cứu lịch sử lý giải rằng dù chiếc xe bốn bánh dùng sức người đẩy chắc chắn không thể sánh với tốc độ của chiến mã. Thế nhưng, ngựa chiến không đuổi kịp vì hai lý do. Thứ nhất, chiếc xe không có thực trên cùng đường chạy. Thứ hai, có nhiều chiếc xe giống nhau tham gia vào phép "rút đất" này. Khổng Minh là người đặc biệt nhạy cảm về địa thế chiến trường. Với ông, nếu tận dụng được địa thế thì một dòng suối cũng có thể nhấn chìm cả đoàn quân.
Việc Gia Cát Lượng ngồi "xe lăn" ra chiến trường có nhiều ẩn ý sâu xa.
Trong các lần Bắc phạt, chủ soái hoặc đô đốc của quân địch, cho dù là là quan văn hay quan võ đều cưỡi ngựa đứng giữa lòng quân, Tào Tháo dẫn quân ra trận cũng đều tay cầm kiếm đứng trên chiến xa. Thế nhưng, chỉ riêng Gia Cát Lượng lại ngồi trên chiếc xe 4 bánh tựa chiếc xe lăn. Điều đáng nói là chân của ông hoàn toàn không hề bị thương.
Theo Quishi, chiếc xe của Gia Cát Lượng là một cỗ xe bốn bánh thời cổ đại có hình dáng giống chiếc xe lăn ở thời hiện đại. Đó là một chiếc xe với thiết kế như một chiếc ghế lớn, hai bánh to phía trước và hai bánh nhỏ phía sau để điều chỉnh phương hướng.
Vị quân sư tài ba sử dụng xe 4 bánh có người đẩy vì muốn khích lệ tinh thần chiến đấu của binh lính.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Gia Cát Lượng chọn loại phương tiện di chuyển trên như một lời tuyên bố ngầm đối với binh sĩ nhà Thục Hán. Đó là ông sẵn sàng vào sinh ra tử với quân sĩ và nhất quyết không cưỡi ngựa để thoát thân, bỏ mặc binh sĩ khi gặp tình thế nguy hiểm. Việc Gia Cát Lượng lựa chọn ngồi xe thay vì cưỡi chiến mã thực chất cũng nhằm khích lệ tinh thần chiến đấu của quân lính, khiến cho họ có thêm chí khí chiến đấu cùng niềm tin chiến thắng.
Bên cạnh đó, trong các lần Bắc phạt, đại quân Thục Hán sẽ phải di chuyển những quãng đường xa. Gia Cát Lượng thông tuệ binh pháp nhưng ông không phải là một vị tướng cầm binh khí và chiến đấu trên chiến trường. Thể trạng của ông không so được với những tướng lĩnh trực tiếp tham chiến giáp mặt với quân thù. Để tiện cho việc hành quân đường xa, ngoài việc đi ngựa thì một chiếc xe đặc trưng cũng sẽ giúp ích cho ông nhất là khi ông không còn sung sức như hồi trẻ.
Việc sử dụng loại phương tiện đặc biệt cũng là cách thể hiện quân uy.
Xét trên một khía cạnh khác, việc ngồi trên xe gỗ sẽ đem lại cảm giác vững chắc hơn so với cưỡi chiến mã. Đối với một người chủ soái như Gia Cát Lượng, đây cũng là cách để duy trì tinh thần ổn định, đầu óc tỉnh táo, từ đó có thể đưa ra sách lược hợp lý trên chiến trường. Hơn nữa, chỉ có Gia Cát Lượng mới được ngồi chiếc xe như vậy. Đó cũng là một cách thể hiện "quân uy" và các binh sĩ cũng sẽ dễ dàng nhận ra chủ tướng của mình.
Nguồn: [Link nguồn]
Quan Vũ đã cho mời thợ giỏi nhất trong nghề đúc vũ khí về làm bảo đao cho mình.