"Dị bản" Tây Du Ký của Hollywood: Đường Tăng có nụ hôn với mỹ nhân, Trư Bát Giới ốm trơ xương
Ngoài Tây Du Ký do Trung Quốc sản xuất, kinh đô điện ảnh Hollywood cũng từng xuất hiện phiên bản rất đặc biệt.
Tây Du Ký 1986 là tác phẩm kinh điển của Trung Quốc, được nhiều nhà làm phim các nước chuyển thể thành nhiều phiên bản. Phiên bản Tây Du Ký 2001 với nội dung huyền ảo, kết hợp hiện đại và cổ trang, thậm chí còn mời dàn diễn viên phương Tây tham gia. Đây là mini-series The Lost Empire kéo dài 3 tập của đài NBC và kênh SciFi.
Trong Tây du Ký phiên bản Hollywood, nam chính Orton (Thomas Gibson) gặp một người phụ nữ bí ẩn, sau đó được cô dẫn sang một cánh cổng thời gian trở về thời cổ đại. Theo đó, Orton là người duy nhất có thể giải cứu thế giới khỏi thảm họa "trẻ hóa" về 500 năm trước. Thân phận của cô gái là hiện thân của Quan Âm Bồ Tát, và nhiệm vụ của Orton là phải bảo vệ cuốn tiểu thuyết Tây Du Ký khỏi bọn xấu.
Bộ phim do đạo diễn Peter McDonald dàn dựng và được đài NBC của Mỹ đầu tư, có sự góp mặt của diễn viên Trung Quốc Bạch Linh trong vai Quan Âm Bồ Tát, Thomas Gibson vai Nicolas Orton hay Đường Tăng, Russell Wong đóng vai Tôn Ngộ Không, Eddie Marsan vai Pigsy - Trư Bát Giới và Randall Duk Kim.
Nam chính Orton đồng hành cùng các nhân vật quen thuộc của Tây Du Ký, gồm Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng. Thế nhưng, phiên bản này xây dựng hình ảnh nhân vật khác với trước kia, Tây Du Ký của Hollywood mang đến loạt tạo hình khác lạ hơn. Tôn Ngộ Không có phần lơ ngơ, Trư Bát Giới thì lại gầy trơ xương còn Sa Tăng lại là thanh niên phương Tây.
Đạo diễn còn mạnh tay cài cắm cảnh hôn và các tình huống yêu đương của Đường Tăng để câu chuyện phiêu lưu có chút ảo tưởng của các nhân vật. Chất hài Mỹ khi kết hợp với câu chuyện nguồn gốc Á Đông khiến không ít người cảm thấy phản cảm, thậm chí lên án dữ dội.
The Lost Empire có phần sáng tạo về nội dung nhưng lại không được lòng giới phê bình, bị trang Variety chê bai tẻ nhạt và USA Today nhận xét là "ngớ ngẩn và khó hiểu".
Cũng từng có nhiều phiên bản làm biến chất tác phẩm Tây Du Ký, sản xuất cẩu thả, thay đổi nhân vật đến không nhận ra. Điển hình như một số bộ phim: Đại thoại Tây du: Yêu người một vạn năm (2016), Đại thoại tây du 3 (2016), Tây Du Ký: Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh (2016)... cũng nhận nhiều ý kiến phê bình về nội dung và tạo hình nhân vật.
Vương Sùng Thu kể lại rằng mặc dù quay tập Thỉnh kinh Nữ Nhi quốc của Tây Du Ký không dễ dàng, nhưng bộ phim lại nhận phản hồi không tốt vào thời điểm đó.
Nguồn: [Link nguồn]