Chuyện "thâm cung bí sử" về loạt phim Tam Quốc, Thủy Hử
Đây là bí mật hậu trường của 4 bộ phim kinh điển chuyển thể từ tứ đại danh tác: Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử.
Tam Quốc Diễn Nghĩa
Đạo diễn Vương Phù Lâm là người cầm trịch của Hồng Lâu Mộng phiên bản 1987. Ngoài ra ông còn là tổng đạo diễn của một tác phẩm kinh điển khác – Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Được biết trước khi phim khởi quay, một công ty của Nhật Bản đề xuất tài trợ toàn bộ kinh phí với yêu cầu nhân vật Tào Tháo phải do diễn viên của họ đảm nhận. Tuy nhiên, ê kíp đã từ chối với lý do, một nhân vật chính không thể giao cho "người ngoại đạo".
Sau đó, đoàn phim đã chọn được Bào Quốc An, diễn viên quần chúng cho vai diễn này. Khi quay cảnh Quan Vũ chết, nghệ sĩ Lục Thụ Minh đã phải quỳ dưới nền tuyết dưới thời tiết âm 39 độ trong suốt hơn 20 phút.
Ngoài ra, vai diễn Gia Cát Lượng của nghệ sĩ Đường Quốc Cường từng bị phản đối kịch liệt khi lộ tạo hình đầu tiên. Tuy nhiên sau đó, diễn xuất tinh tế của ông đã khiến nhân vật Gia Cát Lượng được nhiều người yêu mến và trở thành kinh điển.
Thủy Hử
Nhân vật Lỗi Trí Thâm được biết đến là anh hùng cao lớn, tầm thước với cân nặng 130kg, trong khi diễn viên thủ vai Tạng Kim Sinh chỉ có 85kg. Để đạt được cân nặng như mong muốn, mỗi ngày nam diễn viên này phải ăn đến 20 quả trứng gà.
Nữ diễn viên Vương Tư Ý trước khi vào vai Phan Kim Liên đã phải học nghệ thuật làm mỳ để phục vụ cho một số cảnh. Về sau, cô đã trở thành đầu bếp chính của đoàn phim, trổ tài nấu món mỳ cho các đồng nghiệp.
Các hảo hán trong Thủy Hử đều là những anh hùng cái thế với võ công cao cường. Nhưng trong đó chỉ có duy nhất tài tử Tống Văn Hoa là người có võ công thực sự. Ngoài đời, ông là một võ sư.
Được biết để thể hiện tốt cảnh quay Võ Tòng đánh hổ trên núi Cảnh Dương, nam diễn viên Đinh Hải Phong và Triệu Tiểu Duyệt (vai Lý Quỳ) đã không ngần ngại thực hành giao đấu với hổ thật.
Để có được hai con hổ bằng xương bằng thịt cho 2 diễn viên “thực hành”, đoàn phim đã bỏ ra 100.000 NDT (325 triệu đồng) cho một cảnh quay đả hổ như ý trên màn ảnh.
Tây Du Ký
“Thủ lĩnh” của bộ phim chính là nữ đạo diễn Dương Khiết. Bà vừa từ trần hôm 17.4, hưởng thọ 88 tuổi. Để cống hiến cho khán giả một tác phẩm được coi là kinh điển, Dương Khiết từng suýt thiệt mạng khi sảy chân xuống vách núi trong một lần đi tìm ngoại cảnh quay.
Có một kỷ niệm đáng nhớ của Dương Khiết là khi bà thuyết phục nữ nghệ sĩ Dương Xuân Hà vào vai Bạch Cốt Tinh. Thực tế, đây là nhân vật không được bất kỳ nghệ sĩ nào chào đón. Vì vậy để mời được Dương Xuân Hà, cố đạo diễn buộc phải chấp thuận điều kiện được đóng vai nữ vương Tây Lương của Dương dù đó chỉ là “lời hứa đầu môi”.
Tuy nhiên, chính Dương Khiết là người thuyết phục lãnh đạo đài CCTV cùng hội đồng nhạc sĩ để giữ lại bài Xin hỏi đường ở nơi đâu làm ca khúc chủ đề của phim.
Hồng Lâu Mộng
Thời gian đoàn phim chuẩn bị khởi quay, vai diễn Giả Bảo Ngọc được kỳ vọng sẽ do tài tử Mã Quảng Nho đóng.Tuy nhiên về sau Âu Dương Phấn Cường lại là người được chọn.
"Tin sét đánh" khiến Mã đau buồn, mượn rượu giải sầu và đột ngột qua đời ở tuổi 32. Thậm chí lúc ông gục chết trên bàn rượu và còn nợ chủ quán 40 NDT (130.000 đồng).
Ngoài ra, “em Lâm” Trần Hiểu Húc khi quay Hồng Lâu Mộng lại trung thành với ăn chay trường để giữ thể trọng 35kg cho vai diễn liễu yếu đào tơ. Sau khi rời đoàn phim, Hiểu Húc chuyển hướng kinh doanh và thành đạt nhưng luôn cảm thấy dằn vặt và quyết định đi tu. Sau này, cô qua đời vì bệnh ung thư vú ở tuổi 42.
Hoàn Châu Cách Cách
Nhân vật Lệnh phi nương nương phúc hậu của nữ diễn viên Triệu Lệ Quyên được đông đảo khán giả yêu mến. Thực tế khi được giao đóng vai nữ phụ, nữ diễn viên không hào hứng cho lắm.
Trong phần 2, vai diễn Hương phi vốn được nhắm cho Tưởng Cần Cần, nhưng vì cô bận với dự án phim khác nên Lưu Đan là người thế thân. Đáng tiếc không lâu sau Lưu Đan qua đời trong vụ tai nạn thảm khốc.
Cảnh phim Dung Ma Ma của nghệ sĩ Lý Minh Khải dùng kim trích da thịt Hạ Tử Vy (Lâm Tâm Như) “nhìn vậy mà không phải vậy”. Nữ diễn viên gạo cội thu gọn kim trong lòng bàn tay và dùng lực ấn lên người Lâm Tâm Như khiến nhiều khán giả tưởng bà châm thật.
Ngoài ra Triệu Vy suýt thành tàn phế khi quay cảnh bay lượn trên không vì bị dây cáp thiết quá chặt. Trong khi đó, Phạm Băng Băng diễn cảnh bị đánh cũng xém chút nữa bị câm do roi da trượt qua yết hầu.
Tân Bạch Nương Tử truyền kỳ
Vai diễn Bạch Tố Trinh trong phim vốn gắn liền với ngọc nữ xứ Đài – Triệu Nhã Chi. Ban đầu, nữ diễn viên từng từ chối tham gia vì bận đưa con trai đi thi. May mắn đoàn phim quyết định hoãn quay, đợi con trai Triệu Nhã Chi thi xong mới bấm máy.
Vai Hứa Tiên của nữ diễn viên Diệp Đồng đến nay được coi là kinh điển. Đây cũng là vai diễn gây khó cho ban tổ chức LHP Kim Chung Đài Loan bởi không biết phân định nên đề cử cho Nam hay Nữ diễn viên chính xuất sắc.
Ngoài ra, nghệ sĩ Càn Đức Môn thủ vai Pháp Hải năm đó cũng đã ngoài 60 tuổi. Được biết ông buộc phải nhận lời vì khi đó đang nợ số tiền hàng chục triệu Đài tệ. Ngoài thời gian trên phim trường, những lúc chưa đến vai diễn của mình, Càn tranh thủ lái taxi kiếm thêm tiền trả nợ.
Anh hùng xạ điêu (1995)
Khi phim bấm máy, Cổ Thiên Lạc khá lo lắng trước vai diễn Quá Nhi. Nhờ sự động viên của nhà sản xuất cũng như các đồng nghiệp, Cổ Thiên Lạc càng đóng càng xuất thần.
Đặc biệt cảnh Tiểu Long Nữ và Quá Nhi trùng phùng sau 36 năm được Cổ Thiên Lạc thể hiện hết sức chân thật. Anh khóc nức nở một cách ngon lành khiến Lý Nhược Đồng hết sức bất ngờ.
Nhớ lại cảnh phim này, Lý Nhược Đồng thừa nhận Cổ Thiên Lạc làm cô thực sự xúc động. Chỉ cần đạo diễn hô diễn, lập tức nước mắt nước mũi của anh tuôn thành dòn,g khiến áo của cô phút chốc ướt đầm.
Lý Nhược Đồng tiết lộ Cổ Thiên Lạc sợ ảnh hưởng đến cảnh phim quá lãng mạn nên thường lén lau nước mũi.
Bao Thanh Thiên
Trong thời gian thủ vai Bao Công, nam diễn viên Kim Siêu Quần vì tỏ thành ý tôn trọng nhân vật nên đã quyết định không gần gũi với vợ cho đến khi phim đóng máy.
Sau khi bộ phim thành công, ê kíp tiếp tục mời Kim Siêu Quần và Hà Gia Kính vào phim Thất hiệp ngũ nghĩa. Khi đã chuẩn bị xong khâu quảng báo và tiền kỳ cho phim, gần đến ngày quay thì Kim Siêu Quần tuyên bố không tham gia vì cát-xê không như mong muốn.
Tinh Võ Môn
Trong thời gian quay Tinh Võ Môn, Chân Tử Đan và nữ diễn viên xinh đẹp Vạn Khởi Mai trúng tiết sét ái tình.
Sau khi phim đóng máy, cặp đôi thường xuyên hẹn hò khiến người hâm mộ nghĩ đến cái kết có hậu. Thậm chí trong dịp đài aTV tổ chức sinh nhật, Chân Tử Đan quỳ trước mặt bạn gái cầu hôn.
Tấm chân tình của ngôi sao võ thuật khiến Vạn Khởi Mai xúc động và hứa đời này không cưới ai khác ngoài Chân Tử Đan. Đáng tiếc năm 1999 cặp đôi chia tay nhau vì lý do tính cách không hợp và thời gian gần ít xa nhiều.
Dù họ đã bước sang dòng phim chính thống vẫn khó gột rửa hết nỗi đau quá khứ.