Cao thủ võ thuật phim Kim Dung cả đời không lấy vợ vì yêu đơn phương mỹ nhân này

Trương Tam Phong từng bày tỏ sự tiếc nuối khi bỏ lỡ mối tình này trong một bài thơ.

Trương Tam Phong là cái tên mỗi khi nhắc đến fan phim kiếm hiệp đều nắm rõ tiểu sử trong lòng bàn tay. Hình ảnh của Trương Tam Phong được cố nhà văn Kim Dung miêu tả rõ rệt trong tiểu thuyết Ỷ Thiên Đồ Long ký, sau này được dựng thành nhiều phiên bản phim truyền hình và điện ảnh.

Hình ảnh Trương Tam Phong trong tiểu thuyết Kim Dung.

Hình ảnh Trương Tam Phong trong tiểu thuyết Kim Dung.

Trong lịch sử Trung Quốc, Trương Tam Phong được miêu tả là "một đạo sĩ trứ danh của môn phái Võ Đang, là bậc thầy luyện nội đan và võ thuật trong đạo giáo". Không chỉ là cao thủ võ thuật có thật trong lịch sử Trung Quốc, Trương Tam Phong còn là người sáng lập Võ Đang và sáng tạo ra Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm.

Cố nhà văn Kim Dung từng nhận định, người có võ công cao cường nhất trong các tiểu thuyết của ông chính là Trương Tam Phong. Kim Dung từng tâm đắc nói, võ công của Trương Chân Nhân “cao lắm, cao không thể tả được" hay "võ công của Trương Tam Phong nghìn năm trước không ai sánh bằng, nghìn năm sau cũng chẳng ai vượt qua nổi".

Cố nhà văn Kim Dung.

Cố nhà văn Kim Dung.

Trương Tam Phong có nhiều tên gọi khác nhau như Trương Toàn Nhất, tên tự là Huyền Huyền, tên thường gọi là Tam Phong. Quê ở Ý Châu, Liêu Đông giữa đời Nguyên, Minh. Người đời truyền rằng, Trương Tam Phong là người có "phong tư khôi vĩ" (ý chỉ phong thái cao lớn, khôi ngô tuấn tú, có tư chất hơn người).

Nhân vật có thật trong lịch sử này đã được nghệ thuật hóa trong các tác phẩm của Kim Dung. Ngoại hình, khí chất, tính cách của Trương Tam Phong trong tiểu thuyết không khác với miêu tả ngoài đời. Thậm chí, những miêu tả về Trương Tam Phong trong tiểu thuyết Kim Dung còn có phần sinh động hơn rất nhiều.

Là cao thủ võ thuật song ít ai biết rằng, Trương Tam Phong sống đến hơn trăm tuổi vẫn không bao giờ kết hôn, sống cô độc suốt đời. Trong tiểu thuyết Ỷ Thiên Đồ Long Ký có đề cập rằng, vì mối tình đơn phương với Quách Tương, Trương Tam Phong nguyện ý sống cô độc một đời.

Trương Tam Phong sống trăm tuổi nhưng không lấy vợ, sinh con.

Trương Tam Phong sống trăm tuổi nhưng không lấy vợ, sinh con.

Sau này, khi ở ẩn trên núi Võ Đang, cái tên Trương Tam Phong mỗi khi được nhắc tới trong võ lâm vẫn rất uy vũ, được các hậu bối và người dân kính nể là người chính nghĩa, luôn làm việc thiện. Khi đối mặt với sự xu nịnh của kẻ địch, phái Võ Đang có nguy cơ bị tiêu diệt, Trương Tam Phong đã ngâm câu thơ thể hiện tính cách kiên định và ngay thẳng của một đại tông sư nổi tiếng:

“Nhân sinh tự cổ thùy vô tử/ Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh” (ý nghĩa: Người đời xưa nay ai mà không chết, Hãy để lòng son chiếu sử xanh). Đây vốn là bài thơ trong tập thơ Quá linh đinh dương của Văn Thiên Tường thời nhà Nam Tống. Cuộc đời của Trương Tam Phong còn khiến nhiều người tò mò hơn về chuyện tình cảm của ông. Trong bài viết mới đây, tờ QQ có cách diễn giải lãng mạn về cuộc đời cô độc của Trương Tam Phong trong tiểu thuyết của Kim Dung.

Vì mối tình đơn phương với Quách Tương, Trương Tam Phong sống cô độc suốt đời.

Vì mối tình đơn phương với Quách Tương, Trương Tam Phong sống cô độc suốt đời.

Theo lẽ thường, ông có thể lập gia đình và sinh con. Tuy nhiên, vì mối tình đơn phương với Quách Tương, Trương Tam Phong quyết định cô độc một đời. Cố nhà văn Kim Dung đã đưa ra đáp án chính là bài thơ được nối từ tên của 7 đồ đệ của Trương Tam Phong. Trương Tam Phong và Quách Tương chỉ gặp nhau hai lần, lần đầu tiên trên đỉnh núi Hoa Sơn, và lần thứ hai tại chùa Tung Sơn ở Thiếu Lâm Tự. Tuy nhiên, hai lần gặp gỡ này đã khiến Trương Tam Phong phải lòng Quách Tương.

Ông đặt tên cho bảy đệ tự của mình với tên gọi "Võ Đang thất hiệp" chỉ để tưởng nhớ lần gặp gỡ và ly biệt với Quách Tương. Theo đó, 7 đệ tử của Trương Tam Phong là Tống Viễn Kiều, Du Liên Chu, Du Đại Nham, Trương Tùng Khê, Trương Thúy Sơn, Ân Lê Đình và Mạc Thanh Cốc.

Trong tiếng Hán, tên mỗi đệ tử của Trương Tam Phong đều chỉ một cảnh vật, tạo nên bức tranh phong cảnh hoàn hảo nhất dành tặng Quách Tương: Viễn Kiều - cây cầu ở phía xa, Liên Châu - thuyền xếp thành hàng dài, Đại Nham - hẻm núi lớn, Tùng Khê - khe suối nhỏ bên gốc cây tùng, Thúy Sơn - ngọn núi biếc, Lê Đình - ngôi đình, Thanh Cốc - hang đá xanh.

Từ tên 7 đệ tử của Trương Tam Phong có bài thơ: "Viễn kiều chi hạ liên chu phiếm phiếm, Thúy sơn cước hạ, Tùng Khê sàn sàn, phiên phiên thiếu nữ, san san nhi lai, tác biệt tam tái, lê đình tự cựu, ý do vị tẫn, uyển uyển biệt li, ái nhữ chi tâm, kiên như đại nham, tư niệm tâm thanh, hồi đãng san cốc".

Bảy đồ đệ của Trương Tam Phong.

Bảy đồ đệ của Trương Tam Phong.

Theo QQ, bài thơ này mô tả quá khứ của Trương Tam Phong và Quách Tương khi ông còn ở Thiếu Lâm. Quách Tương yêu Dương Quá ngay từ cái nhìn đầu tiên. Sau này, nàng dành nhiều năm bôn ba khắp nơi tìm vợ chồng Dương Quá - Tiểu Long Nữ nhưng không thành. Khi thành Tương Dương sắp thất thủ, Quách Tĩnh và Hoàng Dung tử vì đạo. Nhà họ Quách chỉ còn Quách Tương sống sót. Sau này, Quách Tương mang theo Đồ Long đao và Ỷ Thiên kiếm, lên núi đi tu và lập phái Nga Mi.

Khác với tình cảm Quách Tương dành cho Dương Quá, chữ tình của Trương Tam Phong lại nhẹ nhàng và đơn giản hơn rất nhiều, thậm chí còn có thể coi là một tình yêu đơn phương đúng nghĩa. Trương Tam Phong tỏ ra tiếc nuối vì bỏ lỡ Quách Tương trong bài thơ của ông, về phía Quách Tương, cô cũng bỏ qua tình cảm của Trương Tam Phong dành cho mình trong suốt nhiều năm lang bạt tìm kiếm tung tích của Dương Quá.

Quách Tương dành nhiều năm tìm kiếm tung tích của Dương Quá nhưng bất thành.

Quách Tương dành nhiều năm tìm kiếm tung tích của Dương Quá nhưng bất thành.

Trong Thần điêu đại hiệp, Kim Dung từng nói qua về 2 lần gặp gỡ của Trương Tam Phong và Quách Tương. Khi đó, Trương Tam Phong vẫn là cậu bé Trương Quân Bảo, là một chú tiểu quét lá trong chùa Thiếu Lâm. Xét về độ tuổi, Trương Quân Bảo chỉ kém Quách Tương 2 tuổi. Quách Tương khi đó vừa tròn 16 tuổi. Trương Quân Bảo rất ngưỡng mộ Quách Tương vì vẻ ngoài yêu kiều, tính tình phóng khoáng, hào sảng, duyên dáng. Sau 3 năm, Quách Tương đi ngang qua chùa Thiếu Lâm, tình cờ gặp lại Trương Quân Bảo khiến cậu bé 17 tuổi phải lòng khi Quách Tương lên võ đài tỷ thí võ công.

Không những thế, Quân Bảo còn được nói chuyện riêng với Quách Tương, được cô tặng cặp tượng La Hán. Dù cậu bé Quân Bảo năn nỉ xin đi theo tìm kiếm Dương Quá nhưng Quách Tương một mực từ chối. Nhiều người cho rằng, lần gặp gỡ thuở 16 khiến Trương Tam Phong sau này đã là một trong nhất đại tông sư nổi danh vẫn không thể quên hình bóng của Quách Tương.

Mối tình đơn phương của Trương Tam Phong dành cho Quách Tương khiến nhiều người vừa ngưỡng mộ vừa tiếc nuối.

Mối tình đơn phương của Trương Tam Phong dành cho Quách Tương khiến nhiều người vừa ngưỡng mộ vừa tiếc nuối.

Mối tình đơn phương thầm lặng, trong sáng của Trương Tam Phong dành cho Quách Tương khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao phim Kim Dung được làm lại nhiều lần nhưng bom tấn võ hiệp này chỉ có duy nhất 1 bản?

Sau 18 năm, bộ phim võ hiệp nổi đình đám này vẫn chưa có phiên bản thứ hai.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Băng Vân (Theo QQ) ([Tên nguồn])
Tác giả truyện kiếm hiệp huyền thoại Kim Dung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN