Bom tấn Fast & Furious ra đời nhờ "cái bắt tay triệu đô"

Những tay đua xe kỳ cựu trên màn ảnh dựa trên nguyên mẫu đời thực về những tay đua ngầm đường phố ở New York.

Trailer phần phim mới nhất

Từ hình tượng tay đua ngầm đến bom tấn tỉ đô

Loạt phim bom tấn đua xe hành động Fast & Furious tính đến nay đã mang về hơn 2 tỉ USD trên toàn cầu. Thực tế những cảnh phim hành động và đua xe gay cấn đến nghẹt thở trên màn ảnh được chính các nhà làm phim lấy cảm hứng từ các nhân vật bằng xương bằng thịt ngoài đời thực.

Bom tấn Fast & Furious ra đời nhờ "cái bắt tay triệu đô" - 1

Rafael Estevez trong Racer X của Viber.

Theo đó những Dominic Toretto, Brian O’Conner, Luke Hobbs, Letty hay Roman Pearce... thực chất là những tay đua ngầm trên đường phố New York, được nhà báo gốc Á Ken Li ghi lại là đăng tải trên một bài báo của New York Daily News và sau đó là tờ Vibe, mang tên Racer X, ra mắt tháng 5.1998.

Thực tế đạo diễn Rob Cohen cũng từng tiết lộ ông lấy ý tưởng bộ phim từ bài viết của Ken Li để tạo nên Fast & Furious cũng như sau khi mục sở thị cuộc đua xe của những nhân vật trong bài báo tại Los Angeles.

Bom tấn Fast & Furious ra đời nhờ "cái bắt tay triệu đô" - 2

Văn hóa đua xe đại chung phổ biến ở New York.

Nội dung bài báo của Ken Li xoay quanh đội đua ngầm đường phố Domican của tay đua 30 tuổi ở Manhattan, có tên gọi Rafael Estevez và đề cập đến ngã rẽ của anh khi dành đam mê dành cho bộ môn thể thao tốc độ này.

Cùng với Rafael còn các thành viên khác người gốc Dominican, Puerto Rico, Jamaica và Italy, cứ mỗi cuối tuần lại chặn đường để đua xe, bất chấp bị cảnh sát ngăn cản. Qua bài viết này, Ken Li cũng cho thấy sự phổ biến của việc cho phép nhập khẩu xe từ Nhật Bản cũng như văn hóa đua xe bắt nguồn từ những người Mỹ gốc Á trẻ tuổi ở California.

Cái bắt tay trị giá "6 số 0"

Rút cục Cohen đã thuyết phục được hãng Universal để cho ra mắt bộ phim theo cảm hứng từ các nhân vật trong bài báo của Li bằng cách bỏ tiền ra mua lại bản quyền trước khi bấm máy.

Bom tấn Fast & Furious ra đời nhờ "cái bắt tay triệu đô" - 3

Các nhân vật trong Fast phần đầu

Kết quả là một bộ phim đua xe hành động được ra mắt với nhân vật đại diện là nhân viên đồn cảnh sát Los Angeles – Brian O’Conner (Paul Walker) bắt đầu hành trình điều tra thế giới của những tay đua đường phố bất hợp pháp và móc nối được với một trong những tay đua cự phách là Dominic Toretto (Vin Diesel).

24 năm trước khi cây viết tự do Ken Li nộp bài báo trên cho New York Daily News vào năm 1998, anh không ngờ rằng chính bài báo tâm huyết của mình về cuộc đua xe đường phố ở New York lại trở thành ý tưởng cho hãng phim tên tuổi của Hollywood là Universal Studios và dự án phim hành động kéo dài 15 năm qua với tổng doanh thu 2,3 tỷ USD.

Bom tấn Fast & Furious ra đời nhờ "cái bắt tay triệu đô" - 4

Ken Li (phải) và Rafael ngày hội ngộ.

Chỉ đến năm 2001 khi phần đầu của loạt phim Fast & Furious do người hùng cơ bắp màn ảnh Vin Diesel cùng tài tử Paul Walker và Michelle Rodriquez thủ vai chính càn quét các rạp chiếu với doanh thu 115 triệu USD tại thị trường Bắc Mỹ khi ra mắt ngày 3.4.2013.

Bản thân Li khi chia sẻ với phóng viên tờ International Business Times cũng khẳng định, anh chỉ nghĩ tác phẩm của mình sẽ là một bài báo gây tiếng vang về một hiện tượng văn hóa phổ biến toàn cầu: “Tôi không biết ai là người tìm ra bài báo nhưng chắc chắn người của hãng phim đọc được và nhận ra ý tưởng cho bộ phim”, Li nói.

Ban đầu cây viết gốc Á này còn cho rằng chắc hẳn gã nào đùa mình khi có người gọi đến muốn mua bản quyền nội dung bài báo của anh. Khi Li thực sự liên lạc với đại diện hãng và anh đồng ý với giá bán là "6 con số 0".

Bom tấn Fast & Furious ra đời nhờ "cái bắt tay triệu đô" - 5

Hình ảnh cuộc đua trên phim.

Anh cũng thừa nhận không có kinh nghiệm làm việc với Hollywood và khi đó còn quá trẻ để thực hiện giao dịch có vẻ “béo bở”. Rút cục Li được trả một khoản tiền và không hề nhận được thêm bất kỳ phần trăm doanh thu từ phim hay từ quảng cáo: “Số tiền không lớn và cũng không khiến thay đổi cuộc đời ai nhưng cũng đủ cho một bữa tiệc linh đình cùng bạn bè”, Li hài hước tâm sự.

"Điên rồ và nhiều súng", đời thực khó sánh

Kể từ sau khi ý tưởng từ bài báo của Ken Li được Universal mua lại, lần lượt 7 bộ phim trong loạt phim Fast & Furious chính thức ra mắt và khiến bao khán giả khắp toàn cầu mê mẩn và mong ngóng từng phần một.

Bom tấn Fast & Furious ra đời nhờ "cái bắt tay triệu đô" - 6

Một cảnh phá nát xế sang trong Fast.

Li cho biết anh có xem các tập phim nhưng không phải tất cả, đồng thời nhận thấy loạt phim ngày càng “điên rồ” theo mỗi tập phim:

Những chiếc xe phi lên không trung và những tay đua ngày càng to cao và mồ hôi dầu (Cười). Súng cũng nhiều hơn trong khi tôi chưa hề đề cập đến và cũng không biết có hay không.

Dù sao ở tập đầu tôi cũng nhận thấy đâu đó có xuất hiện những ý tưởng của tôi từng viết, đó là cách nhìn và cảm nhận về những chiếc xe đua. Hơn hết bộ phim đã nắm bắt được một yếu tố đa văn hóa mà không bất kỳ phim nào thể hiện được”, Li tâm sự.

Kể từ sau khi bài báo được Hollywood mua lại ý tưởng, Ken Li từng nghĩ điều đó thật dễ dàng. Tuy vậy sau đó anh hướng đến thung lũng Silicon khi trở thành cây viết về kỹ thuật và trở thành biên tập cho trang tin nổi tiếng Re/code.net.

Phiên bản Dominic ngoài đời thực

Nhân vật trung tâm của bài báo Racer X chính là Rafael Estevez. Chàng trai da màu người gốc Dominican khi đó vừa 30 tuổi và sở hữu đam mê tốc độ từ loạt phim truyền hình The Dukes of Hazzard. “Trong Dukes, họ làm đủ trò với xe hơi để rồi bị cảnh sát truy đuổi. Điều tuyệt vời nhất là nhóm nhân vật luôn chạy thoát”, Estevez nhớ lại.

Bom tấn Fast & Furious ra đời nhờ "cái bắt tay triệu đô" - 7

Ngôi sao của Racer X của hiện tại trong gara của anh.

Rafael nhớ lại thời gian đó anh và các tay đua đường phố tìm cách “độ” xe với đủ loại động cơ khác nhau, thậm chí là sử dụng cả những thiết bị lấy được từ những chiếc máy bay thả bom trong Thế chiến thứ II.

Sau khi Fast & Furious trở nên nổi tiếng khắp thế giới, tên tuổi của tay đua người da màu Rafael Estevez vì vậy cũng có chút tiếng tăm. Tuy vậy, kể từ 15 năm sau khi Ken Li phỏng vấn tay đua đường phố này, cả hai chưa hề gặp lại chỉ sau khi Vibe mời hai người cùng phỏng vấn trong thời gian gần đây.

Bom tấn Fast & Furious ra đời nhờ "cái bắt tay triệu đô" - 8

Động cơ một chiếc Civic được Rafael "độ" lại cho những cuộc đua.

Hiện tại, Rafael đã giải nghệ ngay sau khi bài báo của Li đăng tải được 2 năm. Tay đua này đang sở hữu một gara ở Queens và làm ăn khá phá đạt, đặc biệt với việc độ xe.

Trong quá khứ, Rafael cùng đồng nghiệp từng giúp một chiếc Honda Civic đạt tốc độ nửa dặm trong vòng 10 giây. Còn giờ đây thời gian chỉ giảm xuống còn 6 -8 giây.

Bom tấn Fast & Furious ra đời nhờ "cái bắt tay triệu đô" - 9

Theo tiết lộ của Li, sau khi bài báo được mua bản quyền và dựng th ành phim, bản thân Rafael cũng được trả thù lao cho những đóng góp khi giúp đoàn phim thực hiện những cảnh quay. Cụ thể Rafael hỗ trợ Universal ở khâu nào không được Li đề cập rõ.

Dàn mỹ nhân tuyệt sắc

“Đặc sản“ nóng bỏng này của phần 8 series “Fast and Furious“ tiếp tục lôi cuốn sự chú ý của đấng mày râu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Long Hy (Theo Vibe/IbTimes) (Dân Việt)
Fast and Furious Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN