"Bóc trần" bí mật kỹ xảo triệu đô trong phim bom tấn
Hóa ra những cảnh quay hoành tráng trong phim được làm thế này.
Theo Hollywood Reporter đưa tin trong các bom tấn đình đám như "No Time to Die, Shang-Chi and the Legend of the Ten Rings", "Black Widow" hay "Dune",... NSX đều chi từ vài triệu đến chục triệu đô cho công nghệ CGI. Hiệu ứng đẹp mắt mà CGI mang lại đã góp phần lớn vào sự hấp dẫn và thành công cho phim, mang đến cho khán giả những trận chiến mang tầm vũ trụ.
1. "Black widow"
"Black widow" dùng mô hình, phông xanh và dùng công nghệ CGI để tạo ra hiệu cháy nổ
Nằm trong "vũ trụ phim" Marvel, bom tấn "Black widow" ra mắt thị trường vào tháng 7 vừa qua và nhanh chóng trở thành phim ăn khách nhất mùa dịch khi thu về trên 372 triệu USD (tổng doanh thu trên toàn cầu). Không những được đánh giá cao về nội dung mà phần kỹ xảo của bộ phim cũng chinh phục những khán giả khó tính nhất vì độ chân thật và biểu cảm của diễn viên.
Thế nhưng, trên thực tế hầu hết bối cảnh trong phim đều dùng công nghệ CGI. Sự can thiệp của kỹ xảo cũng góp phần nâng tầm các trận chiến ác liệt trên phim, giúp nó có được quy mô hoành tráng như các phim siêu anh hùng MCU nói chung. Cảnh Natasha (Scarlett Johansson) băng qua hẻm núi ở Siberia giữa trận tuyết lở sau lưng, cảnh này được ghi hình ở phim trường Pinewood Studios, London, Anh và được thiết kế bởi Charlie Wood, mô hình trại cải tạo lao động Gulag được đặt trong thế giới thật tại Svalbard, Na Uy. "Dãy núi mà các bạn thấy trong phim hoàn toàn do máy tính dựng lên nhằm phù hợp với độ sáng của ảnh tĩnh, cũng như ăn khớp với mô phỏng trận tuyết lở", giám sát viên VFX Geoff Baumann tiết lộ.
Trận so tài cuối cùng giữa Romanoff và Tashmaster được dựng bằng công nghệ đồ họa. “Họ đã xây dựng một bối cảnh nhỏ với nhiều mảnh vỡ lớn nhỏ của máy móc đặt ở hậu cảnh. Để tăng tính chân thực, các đám cháy đã được tạo ra bằng lửa gas. Công việc của chúng tôi là đổ cát, trồng cỏ, thêm lửa khói vào hậu cảnh đã được chuẩn bị sẵn. Quá trình này tiêu tốn rất nhiều giờ làm việc trên máy tính”, Hanzhi Tang - nhân viên giám sát kỹ thuật số của hãng Digital Domain cho hay.
Trong trận đánh cuối, Natasha Romanoff cùng cô em gái Yelena Belova (Florence Pugh) và phản diện Taskmaster đã giao chiến ác liệt, cả ba cùng rơi tự do giữa không trung. Cảnh này cũng được xử lý bằng công nghệ CGI. Theo đó, Scarlett Johansson trượt người trên một tấm ván dốc màu xanh dương trên phim trường, phần hậu kỳ đã thay toàn bộ phần hình ảnh của cô từ cổ trở xuống.
2. "Shang-Chi and the Legend of the Ten Rings"
"Shang-Chi and the Legend of the Ten Rings" thu hơn 320 triệu USD từ phòng vé toàn cầu sau 20 ngày ra rạp (theo The-Numbers). Nói về các cảnh quay thực tế trong phim Christopher Townsend - giám sát viên VFX của phim chia sẻ: "Do hạn chế của dịch Covid-19 nên thay vì di chuyển đến điểm quay hình như kế hoạch ban đầu, trong suốt phim, chúng tôi sử dụng nhiều cảnh CGI hơn bình thường. Tuy nhiên, vì muốn khung cảnh chân thực nhất có thể, tổ sản xuất đã chế tạo một thanh nước hiệu ứng đặc biệt, tạo ra những tia nước tự nhiên trong lúc con xe chạy qua".
Khung cảnh trong phim được dựng bằng công nghệ CGI
Theo Hollywood Reporter, VFX (kỹ xảo, hiệu ứng hình ảnh) giúp cảm nhận về những tán lá, cây rừng kiểu Đông Nam Á trở nên sống động hơn. "Chúng tôi sử dụng mô phỏng máy tính phức tạp dựng nên thác nước tuyệt đẹp đổ xuống vách đá được chạm khắc tinh xảo, phủ đầy rêu. Chúng tôi điểm xuyết thêm cầu vồng để hoàn thành phân cảnh này", Townsend chia sẻ.
Cảnh Shang-Chi đối mặt The Great Protector khi được quay trên phim trường và sau khi xử lý CGI.
Đoàn phim đã quay cảnh Shang-Chi và Xialing (Meng'er Zhang) cưỡi trên lưng The Great Protector bằng cách tạo một mô hình rồng thật để diễn viên cưỡi lên, sau đó chụp ảnh diễn viên ngồi trên mô hình với các cử chỉ và góc máy khác nhau, ghép với hình ảnh con rồng được dựng trước trên máy tính bằng CGI và cảnh quay môi trường thật.
3. "No time to die"
Trong "No time to die", James Bond (Daniel Craig) và Felix (Jeffrey Wright) bị mắc kẹt bên trong một con tàu chìm đã phát nổ. Tuy nhiên, ekip đã quét ảnh tàu thật ở Jamaica để studio DNEG có thể tái tạo lại bằng công nghệ CGI. Đồng thời, họ quay cảnh tạo tia lửa trên mặt nước để lồng vào cảnh phim chính.
Giám sát viên VFX Charlie Noble nói thêm: "Với cảnh quay thế này, chúng tôi phải làm nhiều mô phỏng hình ảnh mang tính linh hoạt và đảm bảo rằng tất cả chi tiết phải tương tác với nhau. Chúng tôi tạo tia lửa trên bề mặt, các bong bóng, bọt, nước biển và các túi khí được thoát ra khi con tàu chuyển động... Tất cả hiện tượng này phải trông thật nhất".
4. "Dune"
"Dune" là 1 trong những bom tấn lớn nhất năm 2021 nhờ kịch bản hấp dẫn và những cảnh quay cực kỳ mãn nhãn. Phân cảnh ornithopter (máy bay cánh chim) chở cha con nhân vật Paul Atreides băng qua sa mạc khổng lồ trong "Dune" được dựng bằng cách quay đoạn phim có trực thăng bay tại Jordan để lấy vị trí và thông số ánh sáng, từ đó họ thay thế ảnh trực thăng bằng sản phẩm CGI.
Nhà thiết kế sản xuất Patrice Vermette là người cung cấp mô hình 3D của chiếc ornithopter, sau đó lồng vào cảnh phim. Bụi và cát cũng lấy từ ảnh gốc và đã trải qua xử lý CGI.
5. "Jungle Cruise"
Theo Hollywood Reporter hình ảnh nhân vật Conquistador Melchor (Quim Gutiérrez) biến dạng khuôn mặt do bị nguyền rủa hoàn toàn là sản phẩm của CGI.
Jim Berney - giám sát VFX của phim cho biết quá trình chuyển đổi gương mặt liên quan đến Industrial Light & Magic's Flux thì hệ thống chụp chuyển động khuôn mặt không dấu vết được dùng nhiều trong hậu kỳ. "Thách thức lớn nhất khi dựng cảnh này là phải dung hòa giữa kỹ thuật và tính thẩm mỹ, làm thế nào để chi tiết như bùn đất, ếch nhái hiện ra theo logic và có thể tương tác hợp lý trong khung hình", Berney nói thêm
ILM, Weta, Rodeo FX, DNEG và Rising Sun Pictures là những studio VFX đã đóng góp vào quá trình hoàn thiện tác phẩm.
Nhất kiến khuynh của Trương Tịnh Nghi, Trần Tinh Húc, Lâm Ngạn Tuấn đóng chính xếp vị trí thứ 9 trong danh sách.
Nguồn: [Link nguồn]