Bí mật sau việc lồng tiếng phim truyền hình Việt
Có gì bí mật đằng sau những bộ phim truyền hình Việt Nam mà người "ngoại đạo" không biết?
Thêm nữa, đoàn làm phim chọn một người lồng tiếng cho hai diễn viên cùng đóng một nhân vật. Nhân vật Sơn (Bình An – Mạnh Trường), Lam (Nhã Phương– Lã Thanh Huyền) hay Huy (Anh Tuấn – Hồng Đăng) cùng một giọng nói khiến cho phim bị nhàm. Vì sau 6 năm giọng nói nhân vật không thay đổi khiến cho người xem có cảm giác đang xem phim… hoạt hình. Qua nhiều năm, thậm chí thay cả diễn viên mà giọng lồng tiếng nhân vật vẫn thế, không có sự khác biệt…”.
Nhã Phương vào vai Lam trong phim Zippo, mù tạt và em.
Diễn viên Mạnh Huy cho biết: “Lồng tiếng sau khi quay phim khiến diễn viên, đạo diễn bị mất thời gian nhưng không có cách nào khác, vì việc thu tiếng trực tiếp ở Việt Nam gần như không thể. Có một thực tế là nhiều đạo diễn hiện nay hay mời ca sĩ, người mẫu đóng phim, có thể do danh tiếng cá nhân mà phim sẽ “hot” hơn, nhưng vì là diễn viên không chuyên nên họ không có sự linh hoạt trong cảm xúc, khiến phim bị cứng, thậm chí đã lồng tiếng rồi mà vẫn không ra chất… nhân vật, cách đài từ như đọc, và cả giọng địa phương nữa khiến cho phim không được đánh giá cao”.
NSƯT Kim Tiến gây ấn tượng với khán giả bằng giọng nói ấm áp.
“Thu âm trực tiếp sẽ tiết kiệm chi phí và thời gian, đồng thời nhân vật sẽ có cơ hội thể hiện mình, tôi còn nhớ một thời nhiều khán giả “mê mẩn” giọng nói của NSƯT Kim Tiến vì bà có giọng đọc truyền cảm, sau này về hưu bà còn được nhiều đoàn làm phim truyền hình, phim tài liệu mời vào lồng tiếng, đọc phóng sự. Thế mới nói rằng, ngoài việc diễn xuất ra, thì việc lồng tiếng cũng rất quan trọng, nó khiến người diễn viên tự tin hơn trong việc thể hiện cảm xúc nhân vật của mình…
Nghe mãi một giọng lồng tiếng cho nhiều nhân vật cũng chán, vì không có dấu ấn cá nhân của người diễn viên ấy. Lý do việc phim truyền hình Việt Nam vẫn quanh quẩn bên cái… cối xay là như vậy đấy” – diễn viên Hoàng Yến cho biết.