Bi kịch của phim truyền hình: Thay đổi, hoặc là “chết dở sống dở”?

Sự kiện: Phim truyền hình

Thay đổi tư duy làm phim, chú trọng kịch bản và lựa chọn những nhân tố mới sẽ giúp phim truyền hình lấy lại vị thế vốn có.

Trên trang cá nhân, nhà báo - nhà thơ Nguyễn Phong Việt vừa hút sự quan tâm của cư dân mạng khi chia sẻ câu chuyện mang tên “Nỗi buồn mang tên… phim truyền hình”. Theo đó, khi vô tình mở truyền hình và lướt qua xem một tập phim truyền hình, dù chỉ khoảng 20 phút ngắn ngủi nhưng đã mang đến cho anh nhiều suy ngẫm.

“Phim truyền hình hiện tại vì thế mà trở lên lửng lơ con cá vàng. Nhân tố mới không có còn những gương mặt cũ thì đã quá nhàm chán. Mọi thứ đều đang ở tình huống cực kỳ tạm bợ. Làn sóng rầm rộ của Web Drama cũng đã đẩy mọi thứ càng đến chỗ bi kịch.

Xu hướng nhiều diễn viên có thực lực thật sự đang chuyển hướng qua Web Drama như một mảnh mất màu mỡ khác mà ở đó chất lượng phim tốt, tiền cát-xê cao, khả năng nổi tiếng nhanh chóng… Và, bi kịch của phim truyền hình vì thế vẫn chưa có hồi kết…”, Nguyễn Phong Việt viết.

Bi kịch của phim truyền hình: Thay đổi, hoặc là “chết dở sống dở”? - 1

Vũ Phong Việt và đạo diễn Vũ Ngọc Đãng.

Câu chuyện sau đăng tải nhanh chóng nhận được nhiều bình luận của công chúng, trong đó có nhiều người nổi tiếng cũng đã thẳng thắn đưa ra quan điểm dưới bài viết.

Ca sĩ Phạm Hồng Phước tỏ ra đồng tình: “Tôi nghĩ trước khi nói đến những vấn đề lớn lao mà có thể người ngoài chắc không rõ, người trong nghề như anh em mình cũng hiểu đôi ba phần như: kinh phí, sản xuất, đạo diễn, diễn viên, tâm - không tâm, hot - không hot, có đang thịnh hành không hoặc những câu chuyện chọn mặt gửi "niềm tin" sau hậu trường...

Và vấn đề tôi nghĩ nên quan tâm đầu tiên đó là thoát khỏi tư duy cũ, bắt đầu trước tiên từ cách xây dựng nội dung kịch bản, tính cách nhân vật... Thật sự chán khi xem phim mà có thể đoán được tình tiết, thoại thì học thuộc lòng và phát ra một cách rất ư chán nản từ một nhân vật được xem là "thông minh" trong phim...”.

Bi kịch của phim truyền hình: Thay đổi, hoặc là “chết dở sống dở”? - 2

Nhan Phúc Vinh.

Trong khi đó, Nhan Phúc Vinh – gương mặt vừa giành giải “Nam diễn viên chính xuất sắc” tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 38 cũng không ngần ngại nói lên quan điểm cá nhân.

“Thực ra truyền hình thoái trào do YouTube đã nổ ra ở các nước lâu rồi, ở mình chậm hơn người ta thôi chứ cũng chẳng phải do nở rộ Web Drama đâu”, Nhan Phúc Vinh thẳng thắn.

Trước quan điểm của Nhan Phúc Vinh, Nguyễn Phong Việt cũng đưa ra phản hồi rằng: “Anh lại nghĩ còn nằm ở chất lượng, em có để ý các series của Mỹ và Hàn vẫn trụ lại rất tốt trên truyền hình trả tiền không? Có cảm giác người Việt trong trường hợp này cũng cả thèm chóng chán. Khi có Web Drama thì họ cũng dần rời truyền hình truyền thống”.

Nhan Phúc Vinh cũng nói thêm: “Chất lượng thì do mức độ đầu tư quyết định rất lớn. Sự rủi ro khi đầu tư mảng truyền hình thấp hơn và không giống như rủi ro khi đầu tư trong điện ảnh. Nói chung là cả hệ thống, cả thị trường của chúng ta không thể so bì được với những nước phát triển nên so sánh ngàn đời cũng khập khiễng. Ở mình làm việc gì mà bản thân thấy vui thì chắc cũng đã phần nào cũng cảm thấy đủ”.

Năm 2018, chỉ có vài bộ phim đạt được dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả truyền hình như Gạo nếp gạo tẻ, Nhà ông Hoàng có ma, Duyên định kim tiền… số còn lại dường như vắng bóng trong sự để tâm của công chúng. Đúng như Phạm Hồng Phước nói, ngoài kinh phí, sản xuất, đạo diễn, diễn viên… thì vấn đề quan trọng nhất chính là thoát khỏi tư duy cũ, xây dựng nội dung kịch bản, tính cách nhân vật... thật rõ nét, giống như cách mà thể loại Web Drama đang đi.

Bi kịch của phim truyền hình: Thay đổi, hoặc là “chết dở sống dở”? - 3

"Gạo nếp gạo tẻ" gây dấu ấn mạnh trong năm 2018.

Nhưng phim truyền hình vẫn là một thị trường màu mỡ và có thể phát triển mạnh trong thời gian tới nếu nhà sản xuất, đạo diễn... có nhìn nhận, thay đổi đúng hướng. Rõ ràng, kịch bản hấp dẫn và đạo diễn giỏi chính là mấu chốt giúp cho phim truyền hình ghi điểm, nếu không muốn tiếp tục bị “vượt mặt”.

Nhìn sang thị trường phim truyền hình Hàn Quốc và Trung Quốc, có quá nhiều bộ phim gây tiếng vang, thậm chí sức nóng lan sang đến các nước khác (trong đó có Việt Nam).

Diên hy công lược chính là ví dụ điển hình của phim truyền hình trong năm 2018 khi sức hút không thể bàn cãi, đủ sức nâng các diễn viên (từ gạo cội tới diễn viên non trẻ) vụt sáng thành ngôi sao hạng A.

Đặc biệt, có những thời điểm mà phim truyền hình Việt trở nên “nhàm chán” vì quá thiếu nhân tố mới. Không phải vì không có diễn viên trẻ đủ tầm mà do nhà sản xuất muốn tìm một phương án an toàn, “chọn mặt gửi vàng” cho những gương mặt gạo cội để đảm bảo hút sóng.

Bi kịch của phim truyền hình: Thay đổi, hoặc là “chết dở sống dở”? - 4

Diễn viên trẻ Tuấn Trần xuất hiện nhiều trên phim truyền hình và điện ảnh thời gian gần đây.

Để rồi năm 2018, một loạt nhân tố mới ở lĩnh vực phim truyền hình xuất hiện, có thể kể ra một số cái tên ghi được dấu ấn, được đánh giá cao và phủ sóng tốt như Gin Tuấn Kiệt, Phát La, Thiên Nga The Face, Thuý Ngân, Tuấn Trần... - thế hệ kế tiếp phủ sóng phim truyền hình và có thể song song với phim điện ảnh. Chỉ cần được tạo cơ hội thì chắc chắn những nhân tố mới này sẽ tỏa sáng. Nhưng dĩ nhiên, phải tỏa sáng trong một môi trường làm phim hiện đại, không ngại đổi mới, không ngại phá cách.

Lâm Chấn Khang thử lòng Phạm Trưởng vay 400 triệu cưới vợ và cái kết bất ngờ

Đoạn video do Lâm Chấn Khang đặt camera giấu kín ghi lại với nhiều tình tiết bất ngờ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Trai Úc ([Tên nguồn])
Phim truyền hình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN