Bí ẩn về loại "gạch vàng" lát sàn ở Tử Cấm Thành có giá tới 1,3 tỷ đồng/viên

Trong một cuộc đấu giá cổ vật, hai viên gạch lát ở Tử Cấm Thành đã được bán ở mức 800.000 NDT (hơn 2,6 tỷ đồng). Những bí ẩn về chúng khiến nhiều người quan tâm.

Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung là nơi sinh sống của các vị hoàng đế Trung Quốc xưa. Đây là một nơi xa hoa, lộng lẫy bậc nhất mà dân thường khó có thể được tận mắt chiêm ngưỡng. Hiện tại, không chỉ là địa điểm du lịch, Tử Cấm Thành còn gắn liền với nhiều bí ẩn khiến nhiều người bất ngờ.

Tử Cấm Thành trên màn ảnh

Với những người đam mê dòng phim cung đấu Hoa ngữ thì những bối cảnh trong Tử Cấm Thành, đã không còn là điều quá xa lạ. Gần đây nhất, bộ phim “Hậu cung Như Ý Truyện” nổi tiếng với những cảnh qua chân thật về đời sống gia đình đế vương, những mâu thuẫn, tính toán, mưu kế và mối quan hệ của các thành viên trong hoàng tộc. Đây là bộ phim cung đấu tái hiện gần như trọn vẹn nhất những nghi lễ quan trọng cung đình nhà Thanh, thời vua Càn Long trong lịch sử Trung Quốc. Nó khiến người xem cảm giác vừa chân thật vừa sống động, giống như được tận mắt chứng kiến những gì xảy ra trong một thời kỳ lịch sử phong kiến cách đây 300 năm. Tuy nhiên, bối cảnh Tử Cấm Thành trong tác phẩm được mô phỏng tại phim trường Hoành Điếm chứ không phải ở Cố Cung thật.

Lễ đăng cơ hoành tráng trong "Hậu cung Như Ý truyện".

Lễ đăng cơ hoành tráng trong "Hậu cung Như Ý truyện".

Theo Thepaper, “Mạt đại hoàng đế” (1987) được gọi là "phim cuối cùng ở Tử Cấm Thành". Bởi sau bộ phim này, không có sản phẩm điện ảnh nào được ghi hình tại các cung điện chính ở đây. Đạo diễn người Italy Bernardo Bertolucci là người đầu tiên và duy nhất có đặc quyền quay phim tại điện Thái Hòa (hay điện Kim Loan) - cung điện lớn nhất trong Tử Cấm Thành, mang ý nghĩa tượng trưng cho quyền lực của vua chúa, nơi các triều đại Minh, Thanh tổ chức lễ đăng cơ và đại lễ thành hôn.

Đoàn phim xin cấp phép trước khi Bộ Văn hóa Trung Quốc ban hành quy định cấm quay phim trong các di sản kiến trúc mang tầm quốc tế. Kể từ năm 1949, đây là dự án phim nước ngoài đầu tiên được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ trong quá trình thực hiện.

Một trong cảnh gây choáng ngợp, hiệu ứng thị giác mạnh mẽ nhất của phim là đoạn Phổ Nghi đăng cơ thời bé. Để đảm bảo không có bất kỳ sự cố nào khi quay ở điện Thái Hòa, đoàn phim không được phép đặt máy móc, đạo cụ nào tại đây, bao gồm cả thiết bị gắn máy ảnh, chiếu sáng... Nhà quay phim chỉ có thể ghi hình bằng máy quay cầm tay, đèn chiếu đặt từ ngoài điện.

Video: Cảnh Phổ Nghi lên ngôi hoàng đế được quay tại điện Thái Hòa của Tử Cấm Thành.

Bộ phim gây tiếng vang lớn và thắng 9 đề cử giải Oscar năm 1988. Sakamoto Ryūichi, bậc thầy âm nhạc người Nhật, phụ trách nhạc nền của bộ phim, từng chia sẻ kỷ niệm: "Nhìn kiến trúc hoa lệ, cung điện và những bức tường đỏ, tôi nghĩ hoàng đế đang sống ở đây. Tôi vẫn nhớ tiếng của gió, cảm nhận được sự bi thương và cô độc".

Bí ẩn về loại “gạch vàng” lát sàn ở Tử Cấm Thành

Từ năm 1925, Tử Cấm Thành trở thành Bảo tàng Cung điện, mở cửa chào đón công chúng. Với diện tích khổng lồ, kỳ quan kiến trúc này là một trong những điểm đến đông khách nhất Trung Quốc. Không chỉ là địa điểm du lịch, nơi đây còn gắn liền với nhiều bí mật khiến các nhà nghiên cứu bất ngờ. Nhiều người thường truyền tai nhau rằng Tử Cấm Thành được lát “gạch vàng”. Tuy nhiên, đây thực chất là ẩn dụ cho giá trị của mỗi viên gạch được sử dụng trong công trình này.

Một số khuôn viên trong Tử Cấm Thành được lát loại gạch có giá trị đắt hơn vàng.

Một số khuôn viên trong Tử Cấm Thành được lát loại gạch có giá trị đắt hơn vàng.

Trên thực tế, những nghệ nhân thời ấy coi gạch lát sàn nhà trong Tử Cấm Thành có giá trị đắt hơn vàng. Bởi quá trình hoàn thành một viên gạch mất đến 720 ngày cùng nhiều công đoạn vô cùng phức tạp, đòi hỏi tay nghề tinh vi của thợ thủ công. Theo sử sách Trung Quốc, lò gạch Lục Mộ ở Tô Châu chính là nơi sản xuất loại gạch đặc biệt này. Lý do là vì thổ nhưỡng ở vùng này đặc hơn so với các nơi khác. Ngoài ra, loại gạch ở Tô Châu đặc ruột, không có lỗ, tiếng gõ phát ra âm thanh giống như khi gõ vào đá quý hay vàng nên được Minh Thành Tổ rất yêu thích.

Do quá trình chế tạo khác biệt và gian khổ, chất lượng vượt trội so với gạch thông thường nên chỉ những gia đình quan lại giàu có thời đó mới được dùng gạch Tô Châu. Những nghệ nhân sản xuất thường ví von công sức chế tạo ra một viên gạch là “một lượng vàng, một viên gạch”. Thực tế, không phải khắp Tử Cấm Thành đều được lát loại gạch đặc biệt này. Chỉ điện Thái Hòa, điện Bảo Hoà, điện Trung Hòa, và ba tuyến đường phía đông, chính giữa và phía tây trong Cố Cung mới được lát "gạch vàng". Nhờ loại gạch này, Tử Cấm Thành được sử sách mô tả “đông ấm, hạ mát”. Vì vậy, những người sống trong cung luôn cảm thấy thư thái, dễ chịu.

Viên gạch vàng được trưng bày trong bảo tàng Cố Cung, Bắc Kinh, Trung Quốc.

Viên gạch vàng được trưng bày trong bảo tàng Cố Cung, Bắc Kinh, Trung Quốc.

Vào đầu những năm 2000, trong một cuộc đấu giá cổ vật, một cặp "gạch vàng" của Lục Mộ, Tô Châu đã được bán với giá 800.000 NDT (hơn 2,6 tỷ đồng), tức là mỗi viên gạch giá khoảng 1,3 tỷ đồng. Hiện tại, bí quyết chế tạo "gạch vàng" trong Tử Cấm Thành đã bị thất truyền và vẫn chưa ai có thể tạo ra những sản phẩm tương tự như vậy. Với sự khan hiếm và giá trị đặc biệt, những viên gạch ở Tử Cấm Thành đã trở thành một trong những vật liệu quý hiếm cần được bảo tồn.

Hoàng cung hoành tránh nhất lịch sử, lớn gần gấp 5 lần Tử Cẩm Thành

Không phải Tử Cấm Thành, đây mới là hoàng cung hoành tráng nhất lịch sử Trung Quốc và thế giới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Lương ([Tên nguồn])
Hé lộ sự thật khác xa trên phim Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN