Bậc anh tài này là người khiến Gia Cát Lượng phải tự nhận "mãi mãi thua kém"

Gia Cát Lượng với tài năng kiệt xuất được ngàn người ngưỡng mộ. Tuy nhiên, có một cao nhân lại khiến Gia Cát Lượng “tự thẹn không bằng” phải tự nhận bản thân "mãi mãi thua kém".

Clip Trích đoạn "Lưu Bị xưng đế"

Gia Cát Lượng (181 - 234) tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà quân sự, và cũng là một nhà phát minh của Thục Hán thời Tam quốc. Ông là người hình thành nên thế chân vạc giữa nhà Thục Hán, Đông Ngô và Tào Ngụy trong suốt 60 năm.

Bậc anh tài này là người khiến Gia Cát Lượng phải tự nhận "mãi mãi thua kém" - 1

Gia Cát Lượng.

Bản lĩnh của Thừa tướng triều Thục Hán Gia Cát Lượng được đánh giá là “tiếu ngạo quần anh”, dù chưa phải “tuyệt đỉnh cao thủ” nhưng những nhân vật có khả năng tề danh cùng ông không nhiều. Tuy vậy, trong nội bộ Thục Hán có một nhân vật xứng danh là “cao nhân”, mà bản thân Khổng Minh vô cùng kính nể.

Người này không chỉ khiến Gia Cát Lượng hao tâm tốn sức chiêu mộ về trướng Lưu Bị mà còn được ông công khai ca ngợi: “Về bản lĩnh bày mưu tính kế, Lượng thua xa Tử Sơ”. Vị cao nhân “Tử Sơ” mà Khổng Minh nhắc đến, không ai khác chính là Thượng thư lệnh Lưu Ba. Trong Tam quốc chí, Thục Thư đã dành một chương để nói về ông.

Không phục Lưu Bị, quy thuận quân Tào

Lưu Ba tự là Tử Sơ, sinh ra tại phía Nam quận Linh Lăng, thuộc Kinh Châu thời bấy giờ. Lưu vốn xuất thân trong một gia đình nhiều đời làm quan lại. Ông nội của Lưu Ba là Lưu Diệu, từng làm quan tới chức Thái thú Thương Ngô. Phụ thân Lưu Tường cũng từng đảm nhiệm chức Thái thú Giang Hạ, Tướng quân Đãng Khấu.

Lưu Ba từ nhỏ đã thông minh xuất chúng, nhưng lại kiêu ngạo, hay khinh thường người khác. Bởi vậy, ngay cả khi cùng mang họ Lưu, nhưng Lưu Ba vẫn luôn coi rẻ Lưu Bị vì xuất thân làm nghề bán giày.

Nổi tiếng là người "học rộng tài cao", năm 18 tuổi, Lưu Ba đã làm quan tới chức Chủ Bộ ở Kinh Châu. Trong khi đó, Lưu Bị lúc bấy giờ chưa làm nên đại nghiệp, phải về nơi đây nương nhờ Lưu Biểu.

Từ lâu đã mến mộ tài năng của người họ Lưu này, Lưu Bị liền bảo cháu họ bái Lưu Ba làm thầy. Lưu Ba lạnh nhạt từ chối: "Về học vấn, ta chẳng đáng nhắc tới. Ngài cho cháu bái ta làm thầy, ta chỉ sợ làm trễ nải việc học của nó. Ngài vẫn nên tìm cao nhân khác đi".

Bậc anh tài này là người khiến Gia Cát Lượng phải tự nhận "mãi mãi thua kém" - 2

Điều này khẳng định Lưu Ba từ sớm đã không vừa mắt Lưu Bị.

Tháng 7 năm Kiến An thứ 13 (năm 208), Tào Tháo xuất quân xuống phía Nam chinh phạt Kinh Châu. Lúc đó Lưu Bị đang ở nhờ Kinh Châu, đóng quân ở Phàn Thành, nghe nói Lưu Ba quy hàng Tào Tháo, liền đem quân rút lui đến Hạ Khẩu.

Rất nhiều danh sĩ ở Kinh Châu đều đi theo Lưu Bị, chỉ có Lưu Ba lại tiếp kiến Tào Tháo. Tào Tháo ngưỡng mộ tài năng của Lưu Ba, bổ nhiệm ông làm quan, lại để cho ông chiêu nạp dân chúng ba quận Trường Sa, Linh Lăng, Quế Dương.

Tháng 12/208, trong trận Xích Bích, Tào Tháo bị đại bại, Lưu Bị đã đánh chiếm bốn quận Vũ Lăng, Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng. Lưu Ba không cách nào chiêu nạp được dân chúng ba quận, cũng không thể trở về phục mệnh, liền đi du ngoạn Giao Châu, nghĩ cách trở về phương Bắc.

Cơ trí khiến Khổng Minh phải bội phục

Luận về cơ trí, Lưu Ba quả thật không hổ danh là một mưu sĩ khiến cho Gia Cát Lượng "ngả mũ bái phục".

Khi chạy trốn tới đất Giao Chỉ, Lưu Ba đổi thành họ Trương. Sau một hồi lưu lạc, ông gặp được Lưu Chương tại Ích Châu, được Chương trọng dụng. Lưu Chương từ lâu đã muốn thân Tào, từng cử thuộc cấp là Trương Tùng tới bày tỏ thành ý với Tào Tháo nhưng không thành.

Đứng trước thái độ lạnh nhạt của Tào Tháo, Trương Tùng khuyên Lưu Chương thu nhận tập đoàn Lưu Bị để chống Tào. Lưu Chương vốn là kẻ vô năng, liền nghe theo. Lúc bấy giờ, chỉ có Lưu Ba là nhìn ra tình thế, liền khuyên ngăn Lưu Chương không thu nạp Lưu Bị. Ông giải thích:

"Lưu Bị là kẻ hùng tài đại lược, thu về sẽ là mối họa, không thể giữ lại!" Nhưng Lưu Chương vẫn quyết định thu nạp Lưu Bị. Lưu Ba tiếp tục can ngăn: "Để Lưu Bị thảo phạt Trương Lỗ, chẳng khác nào thả hổ về rừng". Lưu Chương vẫn không nghe, Ba liền lấy lý do cáo bệnh mà lui về.

Bậc anh tài này là người khiến Gia Cát Lượng phải tự nhận "mãi mãi thua kém" - 3

Lưu Bị 

Năm Kiến An thứ 19 (năm 214), Lưu Bị đánh hạ Ích Châu, Lưu Ba mới quy hàng Lưu Bị. Gia Cát Lượng tiến cử Lưu Ba với Lưu Bị, khen ngợi tài năng của Lưu Ba, Lưu Bị liền ban thưởng chức quan cho Lưu Ba.

Nhân tài về tay, không chỉ Lưu Bị cao hứng, mà Gia Cát Lượng cũng rất đỗi vui mừng. Từ đây, gánh nặng công việc của Khổng Minh được giảm nhẹ rất nhiều.

Lưu Bị lúc khai chiến với Lưu Chương từng ước định với quân sĩ: “Nếu như đại sự có thể thành, tài vật trong phủ khố của Lưu Chương tùy ý cho các ngươi đi lấy, ta sẽ không can thiệp vào”.

Sau khi đánh hạ thành đô, tất cả binh sĩ đều ném binh khí, đuổi tới phủ khố Lưu Chương lấy bảo vật, kết quả làm quốc khố trống rỗng. Lưu Bị vì thế vô cùng lo lắng.

Lúc này Lưu Ba đã hiến kế: “Việc này đơn giản, đúc tiền lưu hành đồng bộ, thống nhất vật giá, thi hành chế độ đấu giá công khai”. Lưu Bị làm theo lời ông, chỉ trong vài tháng đã thu được ngân sách dồi dào.

Lưu Ba bản tính cao ngạo, từng có không ít xích mích với Trương Phi. Gia Cát Lượng nhiều lần khuyên ông tiết chế cảm xúc của mình, nhưng Lưu Ba đều bỏ ngoài tai.

Lưu Bị vốn là người nặng tình nặng nghĩa, thấy huynh đệ kết nghĩa của mình bị "thuộc hạ" như Ba coi thường thì lấy làm bất mãn, liền nói với Khổng Minh: "Lưu Ba này tài trí hơn người. Nếu không tìm được người thay thế thì dùng, nếu đã tìm được thì không cần nữa!".

Lúc bấy giờ, Gia Cát Lượng liền thừa nhận: "Về mưu lược, thần vĩnh viễn không bằng Tử Sơ". Lưu Bị nghe xong, biết là khó tìm được người tài hơn Lưu Ba, mới mắt nhắm mắt mở bỏ qua thái độ cao ngạo của vị quan này.

Mùa thu năm Kiến An thứ 24 (năm 219), Lưu Bị đăng cơ tại Hán Trung, bổ nhiệm Lưu Ba làm Thượng Thư, toàn bộ “bản thảo diễn văn” của Bị đều xuất phát từ cây bút của Lưu Ba. Bộ luật “Thục khoa” của triều Thục Hán, thực chất là sản phẩm của 5 bộ óc thông minh: Gia Cát Lượng, Pháp Chính, Lưu Ba, Lý Nghiêm, Y Tịch, đủ thấy bản lĩnh Lưu Ba không tầm thường. Chỉ tiếc thay nhân tài nhưng đoản mệnh, năm thứ 2 Lưu Bị xưng đế, Lưu Ba qua đời vì bạo bệnh khi mới 39 tuổi.

4 ”Khổng Minh” nổi tiếng màn ảnh: Kẻ đào hoa, người bị nghi khiến vợ tự sát

Đều thành công với vai diễn vị quân sư kinh điển nhưng mỗi nam diễn viên lại có một ngã rẽ khác nhau.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quốc Tiệp ([Tên nguồn])
Khổng Minh Gia Cát Lượng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN