Ám ảnh với bộ phim ngập cảnh nóng hủy chiếu tại Việt Nam

Với nhiều khuông hình trần trụi và cảnh nhạy cảm, “Nước 2030” không được đến với khán giả đại chúng.

Lần thứ ba được trình chiếu tại Việt Nam trong khuôn khổ “Tuần lễ ngoại giao về Biến đổi khí hậu” do Phái đoàn Liên minh Châu Âu EU tổ chức, bộ phim “Nước 2030” của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh đã gây ấn tượng với khán giả và một lần nữa khiến khán giả giật mình về những gì sẽ diễn ra trong tương lai gần.

“Phim tài liệu về tương lai” gây ám ảnh

Trong phần chia sẻ với khán giả sau buổi chiếu, đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh đã tự coi phim của mình không phải là một phim khoa học viễn tưởng, ông cho rằng “Nước 2030” giống một phim “tài liệu về tương lai” nhiều hơn.

Khéo léo kết hợp giữa ý tưởng từ một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư với bối cảnh tương lai những năm 2020-2030, đạo diễn đã cho ra đời một bộ phim đầu tiên của điện ảnh Việt Nam về những hậu họa mà chính chúng ta đang gieo mầm.

Ám ảnh với bộ phim ngập cảnh nóng hủy chiếu tại Việt Nam - 1

Một cảnh quay trong phim khi Sáo đưa xác chồng về nhà

“Nước 2030” đưa đến câu chuyện sinh tồn của hai vợ chồng Sáo và Thi, trong bối cảnh nước biển dâng đã nhấn chìm phần lớn đất đai của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Sau cái chết của chồng mình, Sáo đã phải chống chọi một mình giữa biển nước để tìm nguyên nhân bí ẩn giết chết Thi, từ đó cô lại khám phá thêm được những bí mật khủng khiếp của những kẻ nhân danh khoa học, đang hại chết hàng triệu người.

Đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh, qua một góc nhìn rất mới mẻ, rất thô ráp về hiện thực của tương lai gần, khiến chúng ta phải suy ngẫm.

Ám ảnh với bộ phim ngập cảnh nóng hủy chiếu tại Việt Nam - 2

Cuộc sống mưu sinh của Sáo và Thi

Chiếc áo quan được dìm dưới đáy nước

Trong “Nước 2030”, đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh vẫn giữ phong cách của mình, không cần gây shock, không cần ồn ào, nhưng những chi tiết mà ông đưa ra luôn khiến người xem phải day dứt, suy ngẫm rất lâu sau khi phim kết thúc.

Chi tiết người miền Tây khi mai táng thường phải cho người chết vào áo quan buộc đá để chìm dưới làn nước đã từng được đạo diễn sử dụng trong bộ phim nổi tiếng của ông – “Mùa len trâu”, nay được tái hiện.

Được thay thế bằng chiếc áo quan bằng sắt, bịt đinh ốc kỹ càng, ông làm người xem ám ảnh hơn khi việc này dường như đã trở thành thói quen của người dân trong tương lai không xa. Bởi đất đai đã bị nhấn chìm, họ chẳng còn cách nào khác để giữ cho thân xác của người thân không bị cá rỉa hết.

Ám ảnh với bộ phim ngập cảnh nóng hủy chiếu tại Việt Nam - 3

Diễn viên trẻ Hoàng Phi trong phân đoạn thăm chiếc áo quan sắt của anh trai mình

Một viễn cảnh rau xanh trở thành thứ quý giá bậc nhất

Ở thì tương lai mà Nguyễn Võ Nghiêm Minh vẽ nên, đất không còn, đồng nghĩa với cây cối và rau xanh cũng không còn. Chưa bao giờ con người thèm rau đến thế. Chồng của Sáo chết trong khi miệng vẫn ngậm chặt một lá ngò gai mà anh ăn cắp được ở trại nổi trồng rau.

Bữa cơm của những công nhân ở trại nổi khô khốc, họ chia nhau một gói lá xà lách biển thủ được trong quá trình làm việc. Sáo chăm sóc từng lá rau cải mà hai vợ chồng vất vả trồng được để kiếm kế mưu sinh. Nhìn vào những hiện thực đó, chẳng phải chúng ta đang giết chính mình ở thì tương lai sao?

Ám ảnh với bộ phim ngập cảnh nóng hủy chiếu tại Việt Nam - 4

Hình ảnh của diễn viên trẻ Quỳnh Hoa trong vai Sáo

Những thành phố ta đang sống sẽ chìm sâu dưới đại dương

Những hình ảnh đồ họa về một thành phố Sài Gòn hoa lệ chìm trong lòng đại dương, không khác gì những thành phố cổ mà ngày nay chúng ta tìm thấy, liệu có làm chúng ta hoang mang? Tuy nhiên, đạo diễn cũng chia sẻ, ông không làm bộ phim này để chúng ta thấy sợ hãi và bi quan về tương lại. Bộ phim này chỉ là một lăng kính để chúng ta có thể soi vào hiện tại và nhận ra những gì đang llàm đúng và chưa đúng. Mọi thứ đều có thể thay đổi, từ những hành động nhỏ nhất của mỗi người.

Ám ảnh với bộ phim ngập cảnh nóng hủy chiếu tại Việt Nam - 5

Một hình ảnh ấn tượng của phim, thể hiện sự nhỏ bé của con người trước đại dương và sự đối lập giữa sự hiện đại với cuộc sống sinh tồn của người dân

Bên cạnh một câu chuyện vừa lãng mạn, vừa ám ảnh, day dứt, Nguyễn Võ Nghiêm Minh vẫn không làm người xem thất vọng về những khung hình của ông. Hẳn khán giả chưa quên những khung hình đẹp như tranh vẽ trong “Mùa len trâu”.

Với “Nước 2030” cũng vậy, trên một bối cảnh lênh đênh giữa đại dương rộng lớn, đạo diễn đã truyền tải nội dung phim qua những shot hình hoành tráng, đẹp nhưng cũng không kém phần nhắc nhở chúng ta về sự nhỏ bé của con người trước biển cả.

Ám ảnh với bộ phim ngập cảnh nóng hủy chiếu tại Việt Nam - 6

"Nước 2030" luôn cháy vé trong các buổi chiếu ở LHP Berlin

Bộ phim chất lượng cao không được công chiếu rộng rãi tại Việt Nam

“Nước 2030” từng được chọn làm phim chiếu khai mạc cho chương trình Panorama của Liên hoan phim Berlin lần thứ 64 và nhận phản hồi rất tích cực từ khán giả Berlin, tuy nhiên cho tới nay phim vẫn chưa có cơ hội bán vé ở thị trường Việt Nam.

Nhà sản xuất phim không tiện nêu lí do cho việc này nhưng đa phần giới phê bình đều biết được yếu tố cảnh nóng đã tác động không ít đến các nhà duyệt phim. Tuy nhiên sẽ thật là thiếu sót nếu một bộ phim chất lượng và khác lạ như “Nước 2030” lại không được đến với khán giả đại chúng tại Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam sẽ là một trong những nước chịu ảnh hưởng lớn nhất từ biến đổi khí hậu.

Ám ảnh với bộ phim ngập cảnh nóng hủy chiếu tại Việt Nam - 7

Đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh cùng diễn viên Quỳnh Hoa tại LHP Berlin 2014

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Anh ([Tên nguồn])
Phim Việt: Tranh tối, tranh sáng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN