5 đối thủ khiến Tôn Ngộ Không lép vế, 4 kẻ có thể giết chết đồ đệ Đường Tăng trong vài giây
Đây là 5 nhân vật quyền lực và có địa vị khiến Tôn Ngộ Không phải nể sợ.
Trong Tây du ký, Tôn Ngộ Không được biết đến là đồ đệ của Đường Tăng, rất thông minh, có nhiều phép thuật, tinh thông võ nghệ. Đồ đệ Đường Tăng từng thoát khỏi sự khống chế của Thiên đình, tự phong là "Tề Thiên Đại Thánh", đại náo Thiên cung một trận "long trời lở đất".
Tuy nhiên, Tôn Ngộ Không thực sự không phải kẻ mạnh nhất trong Tây du ký. Mới đây, tờ QQ đưa ra top 5 đối thủ khiến Tôn Ngộ Không phải dè chừng trong Tây du ký.
Hạng 5: Tỳ bà tinh
Tỳ bà tinh là yêu quái trong Tây du ký được miêu tả là có dung mạo đẹp như hoa, tu hành nhiều năm, võ nghệ cao cường và biết nhiều phép. Nhan sắc của Tỳ Bà Tình được đánh giá là xinh đẹp nhất nhì trong các nhân vật nữ thuộc tác phẩm Tây Du Ký. Không chỉ sở hữu nhan sắc hạng nhất, phép thuật của yêu nữ bọ cạp trong Tây Du Ký cũng được xếp vào hàng số một, số hai.
Tỳ Bà Tinh năm xưa là một con bọ cạp từng đến Tây Thiên nghe Phật Tổ giảng kinh và tu hành suốt nhiều năm trời, cũng coi như có quá khứ thanh tịnh.
Có lần Như Lai vô tình đụng vào con bọ cạp, nó lập tức cong đuôi đốt vào tay trái của Ngài rồi bỏ trốn. Như Lai bị đốt rất đau, liền hạ lệnh cho Kim Cang truy bắt con bọ cạp thành tinh này. Nhưng nó chẳng những không sợ mà còn cả gan xuống trần xây Tỳ Bà Động ở Nữ Nhi Quốc.
Khi biết tin Đường Tăng đi qua Nữ Nhi Quốc, Tỳ Bà Tinh vô cùng vui mừng. Tuy nhiên, con yêu quái này lại không muốn ăn thịt Đường Tăng để được trường sinh bất lão mà muốn kết phu thê với ông. Khi Đường Tăng bị Tỳ Bà Tinh bắt đi, Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới đã đến giải cứu sư phụ.
Khi giao đấu với Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới, Tỳ Bà Tinh không hề nao núng mà ung dung đánh trả. Thậm chí, con nữ yêu đã chích vào đầu làm Ngộ Không đau đớn phải tháo chạy quay về nghĩ cách. Sau cùng, Tôn Ngộ Không buộc phải nhờ Mão Nhật Tinh Quân tới viện trợ để cứu sư phụ.
Hạng 4: Cửu Linh Nguyên Thánh
Cửu Linh Nguyên Thánh vốn là con sư tử chín đầu ở thời Thượng Cổ. Sau đó trở thành thú cưỡi của Thanh Hoa đại đế (Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn) ở động Bàn Hoàn Cửu Khúc, núi Vạn Linh Trúc Tiết. Cửu Linh Nguyên Thánh có pháp lực to lớn, tiếng gầm của nó có thể mở được cánh cửa của Cửu U địa ngục - đường vào tầng sâu nhất của địa ngục. Con sư tử này, hàng ngày đều nghe Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn giảng đạo. Ngoài ra, người còn yêu cầu nó làm một số nhiệm vụ, chính vì thế, pháp lực trở nên vô cùng lợi hại.
Cửu Linh Nguyên Thánh từng bỏ chủ trốn khỏi cung Diệu Nham, nhận cháu nuôi có tên Hoàng Sư Tinh, con sư tử vàng ở động Hổ Khẩu, núi Báo Đầu. Trong một lần gặp thầy trò Đường Tăng ở nước Ngọc Hoa, nó đã trộm binh khí của ba đồ đệ Đường Tăng.
Hoàng Sư Tinh đánh thua Tôn Ngộ Không, nó chạy đến cầu viện chú mình. Cửu Linh liền đem quân đánh báo thù. Cuối cùng bắt sống được Quốc vương và 3 hoàng tử, Đường Tăng, Bát Giới và Ngộ Tĩnh. Chỉ một tiếng gầm của Cửu Linh đã khiến Tôn Ngộ Không phải bỏ chạy. Gặp khó khăn khi đối phó với chú cháu nhà sư tử, Ngộ Không đành phải mời Thái Ất Thiên Tôn thì mới thu phục được Cửu Linh Nguyên Thánh.
Hạng 3: Ô Sào Thiền Sư
Theo Toutiao, Ô Sào Thiền Sư là nhân vật bí ẩn trong Tây du ký. Có suy đoán cho rằng, ông là Côn Bằng tổ sư thời Thượng cổ hoặc cũng có thể là Khổng Tước Đại Minh Vương. Cho dù là ai, pháp lực của Ô Sào Thiền Sư mạnh không kém Bồ Đề tổ sư - sư phụ của Tôn Ngộ Không.
Nhân vật này từng bất ngờ xuất hiện và truyền cho Đường Tăng một cuốn "Đa tâm kinh". Khi gặp thầy trò Đường Tăng, Ô Sào Thiền Sư còn ám chỉ Trư Bát Giới là "Dã trư" (Lợn rừng), gọi Tôn Ngộ Không là "đa niên lão thạch hầu" (con khỉ già). Vốn là kẻ tham ăn, Trư Bát Giới không hiểu điều mà Ô Sào Thiền Sư nói. Tuy nhiên, Tôn Ngộ Không nhanh chóng nhận ra Ô Sào đang chế nhạo mình liền vô cùng tức giận.
Ngay lập tức, Tôn Ngộ Không dùng một gậy đánh Ô Sào một chưởng nhưng nhanh chóng thất bại. Trong nguyên tác, khi Ngộ Không dùng gậy đánh Ô Sào, chiếc vòng kim cô trên đầu Tôn Ngộ Không siết chặt, đài sen nở rộ phát ra hào quang mấy trượng bảo vệ Ô Sào khiến Ngộ Không thất thế. Toutiao cho rằng, nếu Ô Sào Thiền Sư muốn "xử" Tôn Ngộ Không thật, chắc chắn đồ đệ của Đường Tăng không thể đánh trả.
Hạng 2: Trấn Nguyên Tử
Trong Tây Du ký, Trấn Nguyên Tử được coi là Địa Tiên chi tổ. Ông tu hành ở Ngũ Trang quán, Vạn Thọ Sơn. Không chỉ có quyền thế, Trấn Nguyên Tử còn sở hữu một bảo vật vô cùng giá trị, đó chính là một quả nhân sâm vạn thọ.
Quả nhân sâm này ai có cơ duyên được ngửi sẽ sống tới 360 tuổi, ăn một quả sống tới 47.000 năm. Nhờ có quả nhân sâm mà chúng sinh đều nể phục Trấn Nguyên Tử. Được biết, Trấn Nguyên Tử rất kính trọng Quan Âm Bồ Tát. So về thực lực, ông vẫn còn hơi kém so với Quan Âm Bồ Tát.
Khi Tôn Ngộ Không gây họa ở Ngũ Trang quán, đánh đổ cây nhân sâm. Khi Ngộ Không chạy trốn, Trấn Nguyên Tử chẳng cần dùng sức vẫn đuổi kịp, bắt sống cả ba đồ đệ Đường Tăng. Chưa kịp xuất chiêu, cả Ngộ Không, Bát Giới và Ngộ Tĩnh đều bị tóm gọn vào ống tay áo không kịp phản kháng cũng chẳng có cơ hội trốn thoát. Cuối cùng Ngộ Không phải nhờ cậy đến Quan Âm Bồ Tát đến cứu.
Hạng 1: Như Lai Phật Tổ
Như Lai Phật Tổ là người có thân phận cao quý, tu vi thâm hậu, là đại diện cho Phật giáo. Khi Ngộ Không đại náo thiên cung, Ngọc Hoàng đại đế phải mời Như Lai Phật Tổ tới áp chế Tôn Ngộ Không. Đức Phật từ bi, không sát giới nên đã bày trò cá cược với Tôn Ngộ Không. Sau khi thua cược, Ngộ Không bị đày dưới núi Ngũ Hành 500 năm.
Như Lai Phật Tổ ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề sau đó đắc đạo thành Phật. Dù Ngài là người đứng đầu trong các vị Phật ở núi Linh Sơn - Tây Thiên nhưng nếu xét tu vi thì Phật Tổ Như Lai có khoảng 1000 năm. Biết rõ quyền lực và địa vị của Phật Tổ, Tôn Ngộ Không đã thu mình lại vì không muốn đối đầu với người quyền lực nhất cõi Phật.
Nguồn: [Link nguồn]
Những câu chuyện hậu trường được tiết lộ khiến nhiều người vô cùng bất ngờ.