5 bộ phim của Trần Anh Hùng được báo Tây khen nức nở
Trong gia tài chưa đầy 10 bộ phim, đạo diễn Việt kiều gây bất ngờ với các tác phẩm được thế giới trầm trồ.
Mùa hè chiều thẳng đứng/À la verticale de l'été (2000)
Hai bộ phim trên khai thác nhiều về TP. HCM, với Mùa hè chiều thẳng đứng, Trần Anh Hùng chuyển sang miêu tả vẻ đẹp cổ kính của Hà Nội qua. Đây là bộ phim thứ ba của anh, nằm trong bộ tam Việt Nam trilogy.
Bộ phim là câu chuyện về ba chị em gái gốc Hà thành, đại diện cho ba mảnh đời tiêu biểu của phụ nữ Việt Nam qua các thời kì.
Họ đều thần tượng cuộc sống gia đình của bố mẹ và phát hiện sự thật sau cái chết của người mẹ. Nói như đạo diễn Trần Anh Hùng: “Đây là tác phẩm điện ảnh đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có sự bội tín và khát vọng tình yêu đôi lứa”.
Khi phim được công chiếu tại Mỹ và trở thành phim có doanh thu cao thứ 282 tại Hoa Kỳ (456.000 USD) năm 2001, phim nhãn PG-13 có doanh thu nội địa năm 2001 cao thứ 87 và là phim có doanh thu cao thứ 226 năm 2001 trên toàn cầu (theo Box Office Mojo).
Tháng 7.2000 khi những tờ áp phích của phim xuất hiện tại Paris, người dân ở đây nô nức đi xem: “Dẫu có thích hay không, người Pháp thừa nhận những hình ảnh rất đẹp của một Hà Nội cổ, những thước quay rất đắt giá”, Stéphane Goudet, giảng dạy tại trường điện ảnh nổi tiếng FEMIS tại Paris nhận xét.
Trên trang tổng hợp kết quả đánh giá Rotten Tomatoes, bộ phim nhận được chứng nhận Fresh (dành cho phim được nhiều người yêu thích) với 82% đánh giá tích cực dựa trên 55 bài bình luận.
Đáng chú ý trang này dành lời bình có cánh cho phim: "điềm tĩnh một cách tráng lệ, nên thơ, ru người xem vào câu chuyện đời thường". Trang này dành cho phim điểm số 7,1/10.
Trang Metacritic chấm 72 điểm dựa trên 21 bài đánh giá của khán giả. Tiếng vang giúp phim được chọn chiếu tại hạng mục Một góc nhìn (Un Certain Regard) trong khuôn khổ LHP Cannes 2000.
Rừng Na Uy (2008)
Trong năm 2008, đạo diễn Trần Anh Hùng được mời dàn dựng chuyển thể tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nhật Bản Murakami Haruki lên màn ảnh rộng.
Chuyện phim nói về giới trẻ Nhật Bản trong bối cảnh đầy biến động những năm 1960 với nhân vật chính là chàng thanh niên Toru cùng hai người đẹp Naoko và Midori.
Phim lần đầu được công chiếu tại LHP Venice 2010 và tham gia tranh giải Gấu vàng tại sự kiện này. Sau khi ra mắt công chúng, phim nhận được nhiều lời ngợi khen từ giới chuyên môn.
Tờ Daily Telegraph nhận định Trần Anh Hùng đã quá “dũng cảm” khi chuyển thể một tiểu thuyết ra đời năm 1987 của nhà văn Haruki Murakami lên màn ảnh rộng.
Trên trang lưu trữ phim của IMDb chấm điểm 6,4/10 cho bộ phim dựa trên nhận xét của gần 9.000 khán giả. Trong khi trên trang Rotten Tomatoes bộ phim nhận được chứng chỉ “Fresh) với đánh giá tích cực 74% và số điểm 6,5/10.
Cây viết Stanley Kauffmann từ tờ The New Publish viết: “Diễn xuất chính là chìa khóa của bộ phim. Mỗi khoảnh khắc của Watanabe và Naoko đều được thể hiện một cách vừa vặn như được cất lên từ những hoài niệm hơn là từ đời sống thực”.
Trong khi tác giả Bruce Demara thừa nhận: “Bộ phim cũng giống như tiểu thuyết khi giữ nguyên được tính khó nắm bắt trong động cơ của nhân vật, vì vậy nhận được đánh giá khách quan từ người xem hơn cả”.
Tương tự tờ Globe and Mail nhắc đến lời nhận xét của Rick Groen khi nhận địch: “Trần đã mang tiểu thuyết ra khỏi thực tại cuộc sống”.
Những lời lẽ bay bổng dành cho bộ phim được Kimber Myers viết trên tờ The Playlist: “Giống như nguyên tác của Haruki Murakami, đây thực sự là một tác phẩm điện xinh đẹp khi nắm bắt được một cách xuất sắc sự thất bại và nỗi buồn. Không ngạc nhiên khi nhận thấy phim sẽ không giúp gì được bạn hơn nếu chính bạn đang gặp rắc rối hay trầm cảm”.