3 kỳ phùng địch thủ khiến Tư Mã Ý ăn không ngon, ngủ không yên
Ngoài Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý còn kiêng nể trước 2 nhân vật nổi danh khác trong thiên hạ
Xuất hiện vào cuối thời Đông Hán, giữa lúc tam quốc phân tranh, Tư Mã Ý là nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất. Có người cho rằng, Tư Mã Ý thực chất chỉ là chỉ là một kẻ mưu mô, xảo trá, dùng những quỷ kế của mình để thực hiện ý đồ soán ngôi đoạt vị. Cũng có ý kiến công nhận tài năng của ông khi nói về mưu sĩ họ Tư Mã này, nhiều người nhận xét ông có khả năng ngang ngửa với Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lương dùng tiếng đàn đẩy lui 15 vạn binh mã của Tư Mã Ý.
Dù là gian hùng xảo quyệt hay là mưu sĩ đại tài, Tư Mã Ý vẫn là người chiến thắng sau cùng. Ông là người đưa gia tộc Tư Mã thống nhất tam quốc, đặt nền móng cho nhà Tây Tấn sau khi soán ngôi nhà Ngụy. Có câu “cao nhân tất hữu cao nhân trị”, tức là dù một người có tài giỏi đến đâu thì cũng sẽ có người khác xuất chúng hơn. Theo những nhà nghiên cứu sử học, những triết gia và báo giới Trung Quốc, Tư Mã Ý lúc sinh thời vẫn luôn khiếp sợ trước những nhân vật sau đây.
1. Thiên Tướng quân - Đô Đình Hầu Trương Cáp
Đây là một tướng lĩnh nhà Ngụy dưới quyền Tào Tháo, sinh vào năm 167, mất năm 231. Cái tên Trương Cáp thường bị viết sai thành Trương Hợp, tự là Tuấn Nghệ. Ông là một vị tướng tài năng của thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa.
Là người có cơ hội bước lên vũ đài chính trị tương đối sớm, bắt đầu tham gia chiến trường từ năm 16 tuổi để diệt giặc Khăn Vàng. Thế nhưng, Trương Cáp lại lận đận trong những năm tháng đầu tiên gây dựng tên tuổi của mình do không tìm được minh chủ. Tên tuổi của ông lúc đó chỉ như gió thoảng mây bay vì không có nhiều chiến công vượt trội. Sau này, khi đầu quân dưới trướng của Tào Tháo, ông mới có đất “dụng võ” để thi triển tài năng của mình.
Người khiến Tư Mã Ý phải ngày đêm nghĩ kế loại trừ là Trương Cáp vì quá trung thành với nhà Ngụy.
Thái Tổ được Cáp rất mừng, bảo rằng: "Xưa Tử Tư chẳng sớm tỉnh ngộ, bởi thế khiến thân bị nguy, há được như Vi Tử bỏ nhà Ân, Hàn Tín quy nhà Hán đó sao?" Rồi bái Cáp làm Thiên tướng quân, phong tước Đô Đình hầu.
Chẳng những là một vị tướng nổi danh trí dũng song toàn, lòng trung thành của Trương Cáp với Tào Thị luôn sắt son không đổi. Bởi lẽ đó, một kẻ luôn mang ý đồ phản trắc như Tư Mã Ý, Trương Cáp chính là “thiên địch” ngay trước mắt, cản trở kế hoạch soán ngôi của mình.
Trong lúc Gia Cát Lượng đem quân ra Kỳ Sơn lần thứ tư, Tư Mã Ý viện cớ Trương Cáp không tuân theo mệnh lệnh và mượn tay người khác diệt trừ ông. Năm đó, Trương Cáp ra khỏi thành truy kích quân Thục. Ông đã phải bỏ mạng vì trúng kế của Gia Cát Khổng Minh.
2. Đại tư mã Tào Chân
Tào Chân (tự là Tử Đan) khác với Trương Cáp, ông là một võ tướng trong gia tộc Tào Thị vào thời Tam quốc trong lịch sử Trung Hoa. Với vai trò là một cận thần dưới trướng Tào Tháo và là cha của Tào Sảng - một đại thần thời Ngụy Phế Đế Tào Phương. Ông có công trấn giữ, đẩy lùi cuộc Bắc phạt của Thừa tướng Gia Cát Lượng vào năm 228 tại Trần Thương.
Tào Chân ngoài đời thực là một người lập nhiều công trạng cho nhà Ngụy.
Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, Tào Chân được mô tả là một vị tướng được các Hoàng đế nhà Ngụy tin dùng phong làm Đại đô đốc, Đại tư mã vì thân thuộc mà không trọng dụng Tư Mã Ý. Chính vì vậy, trong những lần Bắc phạt, Gia Cát Lượng đã dùng nhiều mưu kế để liên tiếp đánh bại quân Tào. Khi Tư Mã Ý được bổ nhiệm làm đô đốc để chống Thục thì tình thế chuyển biến theo hướng tích cực hơn cho quân Ngụy.
Tào Chân có sự thiên bẩm của một vị tướng. Theo Tam quốc chí, thời còn trẻ ông từng hạ gục một con hổ chỉ bằng một mũi tên. Tào Tháo hết sức tán thưởng và đã để ông làm đội trưởng Hổ Báo kỵ. Về sau, Tào Chân đánh được giặc Linh Khâu, thụ phong Linh Thọ đình hầu. Dần dần, do nhiều công trạng trong cuộc chiến với Lưu Bị, Tào Chân thăng làm Tả tướng quân, Trung Kiên tướng quân, Trung Lĩnh quân.
Sau này, ông phò tá nhà Ngụy lập nhiều công trạng, được phong tới chức Đại tư mã - quyền uy tối thượng. Ông nhiều lần ra mặt áp chế Tư Mã Ý. Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, nếu Tòa Chân có thể sống lâu hơn thì mưu đồ soán ngôi của Tư Mã Ý không thể thực hiện được.
3.Ngọa Long tiên sinh - Gia Cát Lượng
Gia Cát Khổng Minh là người khiến Tư Mã Ý phải vạn phần bội phục.
Vào thời Tam quốc có câu “Ngọa Long, Phượng Sồ, chỉ cần một trong hai người đó chịu giúp sức đều có thể bình được thiên hạ”. Ngọa Long ở đây chính là Khổng Minh tiên sinh - Gia Cát Lượng, một nhà chính trị ngoại giao, quân sư đại tài dưới trướng của Lưu Bị. Sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát lượng trở thành vị Thừa Tướng dưới một người trên muôn vạn người.
Với Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng chính là “kỳ phùng địch thủ” sau vô số lần giao đấu với nhau. Trong bảy lần Gia Cát Lượng dẫn quân ra Kỳ Sơn - Bắc phạt, Tư Mã Ý thường đưa ra kế sách phòng thủ, từ chối đấu trí trực tiếp. Điều này đủ cho thấy mưu sĩ nhà Ngụy kiêng dè Gia Cát Lượng tới nhường nào. Chưa kể, Gia Cát Lượng đã từng khéo léo dùng kế sách, mở cửa thành, ngồi gảy đàn trên thành mà đuổi được thiên binh vạn mã của Tư Mã Ý không tốn một binh một tốt nào. Người đời sau có câu bỡn cợt Tư Mã Ý rằng “Gia Cát tẩu năng vi Trọng Đạt” khi nhắc lại chuyện này.
Nếu Gia Cát Khổng Minh không mất vì lý do tuổi tác, hẳn ông sẽ là người khiến cả đời Tư Mã Ý phải nơm nớp lo sợ.
Vẻ đẹp của Chân Mật được miêu tả vượt xa Điêu Thuyền, nhưng cuộc đời người phụ nữ này lại chịu không ít bi...
Nguồn: [Link nguồn]