3 cặp "trâu già gặm cỏ non" phim Kim Dung: Bố mẹ Hoàng Dung chưa là gì so với vợ chồng này
Đây là 3 cặp chồng già - vợ trẻ để lại nhiều ấn tượng trong tiểu thuyết Kim Dung.
Trong tiểu thuyết võ hiệp của cố nhà văn Kim Dung, không thiếu những thiến niên hiệp khách giang hồ, mỹ nữ tuyệt sắc hay lão giang hồ võ công cao cường... Bên cạnh những câu chuyện tình nổi tiếng như Dương Quá - Tiểu Long Nữ, Tiêu Phong - A Châu... tiểu thuyết Kim Dung còn gây chú ý với những cặp "trâu già gặm cỏ non".
1. Ân Lê Đình - Dương Bất Hối
Độ chênh lệch tuổi tác: 20
Ân Lê Đình là đệ tử thứ 6 của Trương Tam Phong - phái Võ Đang trong Ỷ Thiên Đồ Long ký. Đồng thời, anh cũng là người thân thiết nhất với Trương Thúy Sơn - bố nam chính Trương Vô Kỵ. Trong nguyên tác, Ân Lê Đình được miêu tả là người thiện lương, tính cách nho nhã, am hiểu đối nhân xử thế.
Ban đầu, Ân Lê Đình có hôn ước với Kỷ Hiểu Phù - đệ tử phái Nga My. Trong một lần cùng các tỷ muội khác xuống núi theo lệnh sư phụ là Diệt Tuyệt sư thái tìm thanh Đồ Long đao bị mất tích, Kỷ Hiểu Phù gặp Dương Tiêu. Mê mẩn nhan sắc của Kỷ Hiểu Phù, Dương Tiêu gài cô vào bẫy và bị cưỡng bức.
Sau lần ân ái này, Kỷ Hiểu Phù bị Dương Tiêu cuốn hút và dần yêu anh. Sau khi trốn thoát khỏi Dương Tiêu, Kỷ Hiểu Phù phát hiện mình có thai và đặt tên là Dương Bất Hối. Biết đồ đệ có tư tình với kẻ thù, Diệt Tuyệt sư thái bắt cô đi ám sát Dương Tiêu. Vì phải lòng Quang Minh tả sứ của Minh giáo, cuối cùng Kỷ Hiểu Phù bị sư phụ giết chết.
Về phía Ân Lê Đình khi biết người con gái mình yêu phải lòng Dương Tiêu và có con với hắn, bị sư phụ giết chết, anh vô cùng buồn rầu. Mang tâm trạng chán nản xuống núi, Ân Lê Đình bị các thuộc hạ của Triệu Mẫn dùng Đại lực Kim cương chỉ đánh gãy chân tay.
Khi ở Võ Đang dưỡng thương, Ân Lê Đình có cơ hội gặp gỡ bố con Dương Tiêu - Kỷ Hiểu Phù sau khi mối thù giữa Minh Giáo và Lục đại môn phái được hóa giải. Trong thời gian chăm sóc Ân Lê Đình, con gái Kỷ Hiểu Phù và Dương Tiêu đã phải lòng Ân Lê Đình.
Nhờ có Trương Vô Kỵ dùng Hắc ngọc đoạn tục cao của Triệu Mẫn tặng, Ân Lê Đình đã khôi phục sức khỏe và võ công. Sau cùng, anh quyết định cùng Dương Bất Hối kết duyên vợ chồng. Dù không thành đôi với Kỷ Hiểu Phù song Ân Lê Đình lại nên duyên với con gái của tình cũ. Nhiều người ví ân oán giữa Ân Lê Đình - Dương Tiêu là "anh cướp vợ tôi, tôi cướp con gái anh".
2. Hồng An Thông - Tô Thuyên
Chênh lệch tuổi tác: 30
Hồng An Thông vốn là giáo chủ của Thần Long giáo. Vợ ông là Tô Thuyên, một mỹ nữ có nhan sắc diễm lệ. Hồng An Thông hơn Tô Thuyên ít nhất 30 tuổi nên rất chiều chuộng cô. Mỗi lần đi ra ngoài có việc riêng, Hồng An Thông đều giao cho vợ chủ trì Thần Long giáo.
Dù được chồng tín nhiệm song Tô Thuyên lại tìm cách lất đổ cơ ngơi của chồng vì hôn nhân giữa hai người là ép buộc (Hồng An Thông bắt cóc Tô Thuyên về ép làm vợ). Biết Tô Thuyên có ý làm phản song Hồng An Thông vẫn coi nàng như bảo bối.
Vì tu luyện võ công đặc biệt, Hồng An Thông phải kiêng chuyện giường chiếu. Chính vì thế giữa ông và Tô Thuyên chỉ là vợ chồng trên danh nghĩa. Sau khi cơ nghiệp Thần Long giáo bị hủy hoại, Tô Thuyên chính thức trở thành một trong 7 bà vợ của Vi Tiểu Bảo.
3. Hoàng Dược Sư - Phùng Hành
Chênh lệch tuổi: 25
Hoàng Dược Sư, hiệu Đông Tà, hay gọi là Hoàng Lão Tà là đảo chủ đảo Đào Hoa, tính tình quái dị, cổ quái, cô độc, làm mọi việc theo ý mình. Hoàng Dược Sư là một bậc kỳ tài thông minh tuyệt đỉnh tinh thục hết mọi tinh hoa của chốn nhân gian. Bố ruột Hoàng Dung nổi tiếng là người trên thông thiên văn dưới tường địa lý, cầm kỳ thi họa, ngũ hành bát quái, kỳ môn độn giáp, toán số thao lược hay nông điền thủy lợi đều nắm rõ trong lòng bàn tay.
Các môn tuyệt kỹ của Đông Tà là Đàn Chỉ Thần Công, Lạc Anh Thần Kiếm Chưởng, Ngọc Tiêu Kiếm Pháp, Lan Hoa Phất Huyệt Thủ, Tảo Diệp Thoái Pháp, Phách Không Chưởng, Bích Ba Chưởng Pháp. Hoàng Dược Sư từng làm một đôi câu đối về võ công của mình: "Đào hoa ảnh lạc phi thần kiếm - Bích hải triểu sinh án ngọc tiêu".
Sau này, ông nên duyên với nữ sĩ Phùng Hành và sinh ra Hoàng Dung. Phùng thị không biết võ công nhưng lại có một trí nhớ siêu phàm. Mỗi cuốn sách chỉ cần xem qua một lượt bà có thể nhớ toàn bộ nội dung.
Vì tổn hao tâm lực viết lại Cửu Âm chân kinh, lại thêm sinh nở khó khăn nên Phùng Hành qua đời. Vì quá yêu vợ, Hoàng Dược Sư sau này một mình nuôi con gái lớn khôn, ngày đêm đều thương nhớ Phùng Hành.
Phùng Hành và Mai Siêu Phong bằng tuổi nhau nên Phùng thị kém Hoàng Dược Sư 25 tuổi. Dù chênh lệch tuổi tác khá lớn song điều này không ảnh hưởng đến cuộc sống hạnh phúc của hai người.
Nguồn: [Link nguồn]
Đây là tác phẩm duy nhất của cố nhà văn chỉ có một phiên bản phim ảnh.