Tượng đài Lý Thái Tổ đông “nghẹt thở” vì người Hà Nội đổ xô đi mua thực phẩm sạch vùng cao

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nhiều mặt hàng nông sản đặc trưng của các tỉnh thành Tây Bắc như: Cam canh, mật ong, măng khô, thịt chua được bán với giá cao hơn khoảng 20% giá thị trường nhưng vẫn thu hút hàng nghìn người dân tới mua sắm.

Một chương trình diễn ra ở khu vực nhà Bát Giác (Hoàn Kiếm, Hà Nội) với sự xuất hiện hơn 30 gian hàng nông sản, thực phẩm sạch đã thu hút sự quan tâm của hàng nghìn người dân thủ đô.

Theo đó, những gian hàng này mang tới các sản phẩm nông sản đều là đặc sản của các tỉnh thành Tây Bắc như: Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái… đã được xác nhận kiểm soát an toàn thực phẩm. Phần lớn hàng hóa đều mà những nông sản đã chọn lọc kỹ lưỡng trước khi mang tới hội chợ bày bán.

“Biển người” chen chân mua sắm tại các gian hàng nông sản vùng cao

“Biển người” chen chân mua sắm tại các gian hàng nông sản vùng cao

Trong đó đông đúc nhất là các gian hàng rau củ quả đặc sản Sơn La

Trong đó đông đúc nhất là các gian hàng rau củ quả đặc sản Sơn La

Đây là cơ hội tốt cho người dân thủ đô được tự tay chọn lựa, mua sắm những món đặc sản vùng miền chất lượng. Ngay từ sáng sớm, hàng trăm người dân đã tập trung tại các gian hàng nông sản, trong đó đông đúc nhất là quầy rau củ quả Sơn La và quầy đồ khô của tỉnh Điện Biên.

Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều quầy hàng cử nhân viên cứ 2 tiếng lại lấp đầy các kệ nông sản 1 lần. Khách hàng được tự do lựa chọn nông sản mình mong muốn, tuy nhiên do dòng người tập trung quá đông nên tình trạng chen lấn xô đẩy khiến người mua khó lựa chọn được đồ ưng ý.

Hội chợ bán nhiều loại sản phẩm khác nhau từ hoa quả, đồ khô; đồ gia dụng “handmade”, đồ trang sức… đến từ các thương hiệu địa phương. Tâm lý chuộng “hàng quê” khiến nhiều người mua sắm không tiếc tiền. Cô Thanh Mai (Độ Cấn, Ba Đình, Hà Nội) cho biết: “Nhiều sản phẩm rất khó tìm mua ở Hà Nội nên tôi tranh thủ mua ở đây về dùng dần”.

Người bán hàng mặc các trang phục dân tộc đặc trưng của từng vùng miền.

Người bán hàng mặc các trang phục dân tộc đặc trưng của từng vùng miền.

Na Hoàng Hậu giá 150.000 đồng/quả được giới thiệu là giống na Đài Loan trồng ở Sơn La.

Na Hoàng Hậu giá 150.000 đồng/quả được giới thiệu là giống na Đài Loan trồng ở Sơn La.

Các sản phẩm có giá chênh lệch so với thị trường từ 10 – 20%

Các sản phẩm có giá chênh lệch so với thị trường từ 10 – 20%

Theo một người bán hàng ở đây, đồ nông sản được bày bán trong các gian hàng phần lớn đều được vận chuyển từ địa phương xuống Hà Nội. Ngoài các sản phẩm đã có thương hiệu trước đó, được người dân tin dùng, các mặt hàng rau của quả tươi đều trải qua quá trình lựa chọn kỹ lưỡng trước khi đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các sản phẩm được giới thiệu là sản xuất theo mô hình an toàn Vietgap; mô hình sản xuất rau sạch bằng phương pháp thủy canh.

Do chỉ bán số lượng có hạn, quá trình vận chuyển hàng hóa tốn nhiều chi phí hơn nên giá thành có sự chênh lệch nhỏ so với thị trường chung. Cụ thể: Cam Canh 70.000 đồng/kg; na Hoàng Hậu Sơn La 150.000 đồng/quả; chanh leo ngọt 80.000 đồng/kg; Thịt trâu gác bếp khoảng 500.000 đồng/kg;… Ngoài ra còn có các sản phẩm đồ khô như: Miến; cà phê; mật ong; chè khô; thịt chua Phú Thọ…

Người dân bất lực nhìn hàng chục tấn cam rụng tả tơi sau mưa lũ

Tại Hà Tĩnh, mưa lớn trong nhiều ngày qua khiến các vựa cam của người dân tại xã Thượng Lộc (huyện Can Lộc) thối rụng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Châu Dương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN