Mánh khóe giảm giá của siêu thị, cửa hàng khiến khách hàng "giận tím người"

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Dưới áp lực cạnh tranh, nhiều siêu thị đã tung ra nhiều chiêu trò khuyến mại, giảm giá để thu hút khách hàng. Nhưng thực chất, đây là một "mánh khóe" lừa đảo người tiêu dùng.

Nhiều chị em thích mua sắm trong siêu thị vì ở đây thường xuyên có chương trình khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn. Trong đó, có những món đồ thậm chí được sale tận 50% và thật sự mang lại hiệu quả kinh tế rất tốt. Tuy nhiên, không phải tất cả màn giảm giá ở siêu thị đều là thật.

Giám đốc bán hàng của một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thừa nhận ngoài việc chạy doanh số, các chương trình khuyến mãi cuối năm còn nhằm "che đậy" những đợt điều chỉnh giá. Nhiều mặt hàng bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm chế biến... thường tăng giá dịp này với đủ lý do như thay mẫu mã, giá đầu vào tăng.

"Nhà bán lẻ tận dụng nguồn hàng nhập theo giá cũ trước đó để làm chương trình giảm giá. Các khuyến mãi nhóm hàng này sẽ được thực hiện theo cách niêm yết giá mới, khuyến mãi bán giá cũ, mức chênh lệch giữa giá cũ và giá mới chính là mức khuyến mãi được áp dụng" - ông này phân tích.

Chiêu trò giảm giá tại một siêu thị.

Chiêu trò giảm giá tại một siêu thị.

Thực tế, tại nước ta, phần lớn các mặt hàng đang được khuyến mãi tại các cửa hàng, hệ thống siêu thị đều gần hết hạn sử dụng hoặc là những sản phẩm thanh lý, sản phẩm tồn kho... Do đó, khi người tiêu dùng mua hàng khuyến mãi không nên tham lam chọn mua một mặt hàng nào đó với số lượng qua nhiều, dù giá thành của chúng có rẻ hơn bình thường từ 10-50% sản phẩm.

Bạn nên cân nhắc xem mặt hàng nào mà gia đình sử dụng nhanh hết, phải mua mới thường xuyên. Khi đó, người tiêu dùng mới nên mua với số lượng lớn.

Hơn nữa, khi mua đồ giảm giá, người tiêu dùng thương có tâm lí "mua nhanh kẻo hết". Bởi vậy, trong nhiều trường hợp, nó sẽ khiến bạn "bội chi", làm đảo lộn hết kế hoạch chi tiêu của bản thân.

Tại Anh, theo điều tra của Tổ chức Bảo vệ người tiêu dùng Which đối với gần 500 mặt hàng thì nhiều loại hàng hóa khi mua số lượng lớn theo chương trình khuyến mại thực tế lại đắt hơn so với mua lẻ từng sản phẩm như bình thường. Hai siêu thị Asda và Morrisons đã quảng cáo hạ giá sản phẩm từ 3,5 bảng (gần 100.000 đồng) xuống còn 2 bảng (hơn 50.000 đồng) đối với 2 mặt hàng kem dâu tây Carte D'Or và phô mai Cheddar Cheese (loại 350g). Trong khi đó, các loại mặt hàng này đã được bán với giá 2 Bảng trước đó gần cả năm.

Mặc dù, Chính phủ Anh đã đưa ra các quy định về khuyến mại, giảm giá nhưng các siêu thị vẫn bất chấp để lừa dối khách hàng. Năm 2015, nước Anh đã ban hành quy định mới về niêm yết giá sản phẩm để đảm bảo các siêu thị tuân thủ luật Bảo vệ người tiêu dùng. Nhưng đánh vào thị hiếu mua hàng của khách hàng, các siêu thị vẫn tiếp tục sử dụng mánh khóe, chiêu trò ngày càng tinh vi hơn.

Đại diện của Which cảnh báo, các hãng bán lẻ phải chấm dứt hành vi lừa dối người tiêu dùng, nếu không cơ quan này sẽ phải can thiệp để đảm bảo quy định về niêm yết giá được thực thi.

Tại Việt Nam, chiêu khuyến mãi giảm giá "ảo" này cũng không còn lạ, nhất là vào các dịp Black Friday hay dịp cuối năm. Nhiều cửa hàng đã sử dụng chiêu trò lén tăng giá sản phẩm lên gấp đôi, gấp ba rồi thông báo giảm giá sốc lên tới 50 - 70%.

"Giận tím người! Chiếc áo khoác mình thích ngày thường giá 800k, nay Black Friday thấy tin nhắn giảm 50% liền chạy qua mua thì nó tăng lên 1.800.000, giảm 50% còn 900k...", chia sẻ của bạn N.D sau khi "săn" chiếc áo yêu thích của 1 nhãn hàng thời trang yêu thích nhưng không thành.

Cả năm mới có đợt giảm giá siêu "khủng", vậy mà chỉ cần thiếu tinh ý một chút thôi là anh chàng trên có thể đã phải mua hàng với mức giá còn đắt hơn cả giá niêm yết ngày thường. Bên dưới chia sẻ của tài khoản N.D, nhiều người đã để lại bình luận đồng tình, cũng như ngỏ ý muốn được biết tên thương hiệu thời trang để còn biết đường "né".

Chiêu nâng giá sản phẩm trước khi giảm không mới, nhưng theo anh Quân - chủ một cơ sở kinh doanh mặt hàng giày tại Hà Nội, để tránh sập bẫy khuyến mãi ảo là không hề dễ. Tuy nhiên, vẫn có cách để giảm thiểu tối đa rủi ro khi mua hàng.

Trước khi quyết định mua một mặt hàng, người dùng nên so sánh giá của sản phẩm đang sale với giá thị trường hoặc giá tại một số cửa hàng khác. Bên cạnh đó, đừng quá chú tâm vào con số giảm giá bao nhiêu phần trăm.

Mua bán vàng như rau xưa rồi, dân chơi Dubai dùng siêu xe làm điều không ngờ

Khách còn được trải nghiệm đi siêu xe trên phố sau khi nhận xoài.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lily ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN