Hà Nội: Nhiều người “choáng váng” khi hoá đơn tiền điện cao bất thường, vì sao?
“Những tháng trước, nhà tôi chỉ hết khoảng 600-700 nghìn đồng tiền điện một tháng nhưng tháng này nhận hoá đơn lên đến 1,7 triệu đồng. Nhìn thông báo nộp tiền điện mà choáng váng, không hiểu vì sao”.
Đó là chia sẻ của chị Tuyết Hạnh, trú tại Thanh Oai (Hà Nội) về việc hoá đơn tiền điện tháng 2 bỗng tăng bất thường gấp gần 3 lần. Mặc dù nhận được thông báo giải thích lý do tiền điện tăng cao của bên cung cấp điện nhưng chị Hạnh vẫn cho rằng hoá đơn tiền điện nhà mình có vấn đề.
Chị Hạnh cho biết, bình thường nhà chị dùng điện sinh hoạt cùng với điện 3 pha để sản xuất gỗ nên mỗi tháng cũng chỉ hết khoảng 600-700 nghìn đồng, công tơ điện sinh hoạt chỉ từ 20-30 nghìn đồng/tháng.
Tuy nhiên, tháng vừa rồi là tháng Tết nhà chị không dùng máy nên hàng ngày không dùng cùng điện 3 pha, chỉ dùng điện sinh hoạt. Thế mà tháng này chị nhận được thông báo nộp tiền điện lên tới 1,7 triệu đồng, gấp gần 3 lần các tháng trước.
“Năm ngoái, tháng cao điểm nhất dùng điều hoà cũng chỉ hết gần 1 triệu đồng vậy mà tháng này nhận thông báo tiền điện lên tới 1,7 triệu đồng làm tôi xót hết cả ruột”, chị Hạnh nói.
Việc chị Hạnh thắc mắc là do số tiền điện chị phải trả tăng lên gần gấp 3 lần chứ không phải chỉ gấp 2 lần bình thường, trong khi dùng ít hơn.
Hoá đơn tiền điện của anh Hinh tăng cao gấp 2 lần những tháng trước mặc dù chỉ dùng điện trong 49 ngày. (Ảnh nhân vật cung cấp).
Cùng chung thắc mắc do tiền điện bị thu thêm nhiều lần, anh Nguyễn Hinh, trú tại Thạch Thất (Hà Nội) cho hay, tháng này anh phải trả hơn 1 triệu tiền điện chỉ trong 49 ngày, cao gần bằng tiền điện dùng trong 2 tháng.
“Giá điện hiện nay đang tính theo bậc thang và việc ghi chỉ số công tơ từ ngày 12 hàng tháng về cuối hang khiến tháng này số điện ở bậc 4 nhiều hơn so với các tháng trước. Tiền mất nhiều hơn, điện dùng vẫn thế”, anh Hinh nói.
Không chỉ chị Hạnh, anh Hinh, trên các diễn đàn, hội nhóm, chủ đề hoá đơn tiền điện tăng cao liên tục được mang ra bàn tán, mổ xẻ vì số tiền tháng này bỗng dung tăng gấp 2-3 lần so với các tháng trước. Thậm chí, nhiều người còn nghi ngờ gia đình mình bị tính sai tiền điện.
Chị Nguyễn Loan, trú tại Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, chị cũng nhận được thông báo thay đổi lịch chốt số điện nhưng sáng nay, sau khi nhận được thông báo tiền điện lên đến 2,8 triệu đồng chị vẫn bị choáng vì quá nhiều.
“Nhà tôi chỉ có hai vợ chồng và hai đứa con. Bình thường hai vợ chồng đi làm, con đi học, chỉ tối mới ở nhà. Tháng nào nhiều lắm cũng chỉ hết tầm 1 triệu đồng. Vừa rồi tháng 1 không thấy họ thu, tháng 2 thì về quê ăn Tết cả tuần. Vậy mà tiền điện tăng gấp gần 3 lần”, chị Loan nói.
Theo chị Loan, từ ngày 8/1 đến ngày 29/2/2024 là 52 ngày nhà chị dùng hết 976 kWh, số tiền phải đóng là 2,8 triệu đồng. Nếu thu 2 tháng cũng không thể lên đến 2,8 triệu đồng khi điều hoà không bật, máy hút ẩm không có, đèn sưởi không dùng.
“Chồng tôi gọi điện lên tổng đài thì họ báo do thu 2 tháng nên tiền điện cao. Không hiểu có phải là do họ tính gộp hai tháng nên mình dùng nhiều thì chỉ số điện bậc cao nhiều hơn nên tiền điện tăng lên không”, chị Loan thắc mắc.
Tiền điện của gia đình chị Hồng cũng tăng lên hơn 2 lần các tháng bình thường. (Ảnh nhân vật cung cấp).
Tương tự, chị Nguyễn Hồng, trú tại Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì, Hà Nội) cũng cho biết, nhận hoá đơn tiền điện xong chị cũng không hiểu sao tiền điện tăng vọt lên 3 triệu đồng. Trong khi đó, những tháng trước, cả gia đình chị chỉ dùng hết khoảng hơn 1 triệu tiền điện.
“Tháng vừa rồi nhà tôi vẫn dùng như vậy lại là tháng Tết, cả nhà về quê cả tuần vậy mà tiền điện tăng vọt. Chồng tôi gọi điện lên tổng đài thì họ bảo do thu cả hai tháng. Không hiểu có phải vì họ gộp hai tháng rồi tính tiền theo bậc thang nên hoá đơn tăng không”, chị Hồng thắc mắc.
Theo tìm hiểu của PV, Điện lực Hà Nội đã triển khai thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ điện về ngày cuối tháng thay vì đầu tháng như trước đây. Vì thế số ngày tính tiền điện của đợt này tăng từ 30 ngày lên 52-57 ngày, là số tiền điện khách hàng phải trả cho cả tháng 1 và tháng 2 nên hoá đơn tiền điện gần gấp đôi so với tháng trước.
Cách tính điện sau khi thay đổi ngày ghi chỉ số công tơ của EVNHANOI.
Trước đây, các hộ dân ghi chỉ số công tơ ngày mùng 3 hằng tháng, nhưng với quy tắc mới, sẽ chốt công tơ ngày 29/2. Đồng nghĩa, số ngày thực tế của kỳ hóa đơn này tăng lên 57 ngày.
Do đó, kỳ hóa đơn sẽ được tính toán như sau: Số kWh để hưởng giá điện bậc 1, bậc 2 sẽ từ 50kWh (theo quy định) giãn rộng tới 92kWh; bậc 3, bậc 4 được giãn rộng từ 100kWh lên 184kWh.
Nguồn: [Link nguồn]
Trong tháng 1 Việt Nam nhập khẩu thịt heo đông lạnh từ 14 thị trường, trong đó thịt heo nhập khẩu từ Braxin, Canada này đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023