Giá gạo tăng cao nhất trong 15 năm, đại lý không dám nhập thêm hàng để bán

“Từ trận lụt lịch sử của Hà Nội năm 2008 đến giờ, đây là thời điểm giá gạo tăng nhanh nhất và cao nhất. Tôi không dám nhập thêm hàng để bán”.

Đó là chia sẻ của ông Thăng, chủ đại lý gạo Thăng Dung ở Đống Đa, Hà Nội về việc giá gạo tăng sốc suốt 10 ngày gần đây.

Theo ông Thăng, khoảng hơn 10 ngày nay, giá gạo liên tục “nhảy múa”, tăng cao chưa từng thấy.

“Tôi bán gạo mấy chục năm, nếu tính cả đợt ngập ở Hà Nội năm 2008 khiến giá gạo tăng 200% so với trước đó thì đây là đợt tăng giá cao nhất từ trước đến nay sau 15 năm”, ông Thăng nhận định.

Giá nhập tăng mà lượng khách lại giảm nên ông Thăng không dám nhập thêm hàng để bán.

Giá nhập tăng mà lượng khách lại giảm nên ông Thăng không dám nhập thêm hàng để bán.

Tuy nhiên, ông Thăng cho hay, vào năm 2008, giá gạo chỉ tăng vài ngày rồi lại trở về mức ban đầu nhưng hiện tại thì hơn 10 ngày rồi gạo tăng chưa có dấu hiệu dừng lại.

Trong đó, loại gạo tăng mạnh nhất ông Thăng cho biết đó là gạo nhập khẩu từ Ấn Độ để làm bún, phở, bánh, cơm tấm. Từ 12 nghìn đồng/kg tăng lên 17 nghìn đồng/kg vì nhiều nơi không có hàng để bán.

Tiếp đó, các loại gạo khác cũng lần lượt tăng từ 2-5 nghìn đồng/kg. Đơn cử như gạo Bắc Hương tăng từ 16 nghìn đồng lên 18 nghìn đồng/kg; gạo tám Thái Lan tăng từ 18 nghìn đồng lên 21 nghìn đồng/kg.

“Nguồn hàng thì vẫn có nhưng giá tăng chưa từng thấy, bán thì chậm nên tôi cũng không dám lấy để bán. Như gạo Khang Dân trước bán ra chỉ 14 nghìn đồng/kg mà bây giờ nhập đã là 16 nghìn đồng/kg nên không dám nhập”, ông Tráng nói.

Nhiều đại lý bán gạo cho biết, cửa hàng không còn loại gạo nào dưới 16 nghìn đồng/kg.

Nhiều đại lý bán gạo cho biết, cửa hàng không còn loại gạo nào dưới 16 nghìn đồng/kg.

Tương tự, anh Hai, chủ cửa hàng gạo tại Thổ Quan (Đống Đa, Hà Nội) cũng cho biết, hiện tại, cửa hàng không còn loại gạo nào có giá dưới 16 nghìn đồng/kg.

“Loại gạo nào tăng ít nhất cũng phải 15-17 nghìn đồng/10kg, còn lại tăng từ 3-5 nghìn đồng/kg. Giá gạo Bắc Hương, tám Hải Hậu và tám Điện Biên trước đây là 16 nghìn đồng/kg thì hiện tại 19 nghìn đồng/kg”, anh Hai nói.

Theo anh Hai, càng gạo rẻ tiền thì giá lại càng tăng cao, nguồn hàng nhập về vẫn vậy nhưng giá cao nên anh không dám nhập nhiều về bán, sợ ôm lỗ. Giá nhập tăng nhưng lượng khách lại giảm, khó bán hơn trước đây.

Các siêu thị vẫn bán gạo với giá bình ổn, thậm chí còn giảm giá.

Các siêu thị vẫn bán gạo với giá bình ổn, thậm chí còn giảm giá.

Ghi nhận tại các siêu thị trên địa bàn TP Hà Nội, gạo vẫn đang được bán với giá bình ổn, không tăng so với thời điểm trước tháng 8/2023. Đặc biệt, một số siêu thị còn đang áp dụng chương trình khuyến mãi, kích cầu mua sắm, giảm từ 10-43% so với giá niêm yết.

Đơn cử như tại siêu thị Fuji Mart với chương trình Lễ hội Gạo, gạo ST25 Hồ Quang Cua đóng túi 5kg đang giảm giá 27% so với giá niêm yết, giảm từ 236 nghìn đồng/túi 5kg còn 173 nghìn đồng; gạo ST25 ruộng rươi giảm giá 28%, từ 125 nghìn đồng/túi 3kg xuống còn 90 nghìn đồng/túi.

Đặc biệt, cũng tại siêu thị này, gạo ST25 lúa tôm đặc biệt giảm giá đến 42%, từ 290 nghìn đồng/túi 5kg xuống còn 169 nghìn đồng/túi; Gạo tám Điện Biên đặc biệt giảm 21%, từ 125 nghìn đồng/túi 5kg xuống còn 99 nghìn đồng/túi…

Một số loại gạo còn giảm giá từ 20-42%.

Một số loại gạo còn giảm giá từ 20-42%.

Giá gạo trong nước bắt đầu tăng sau khi Ấn Độ ban bố lệnh cấm xuất khẩu nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và kiềm chế lạm phát. Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với sản lượng bình quân trên 20 triệu tấn/năm, chiếm 40% nguồn cung gạo toàn cầu.

Việc Ấn Độ ban hành lệnh cấm đã khiến giá gạo thế giới tăng vọt, trong đó có Việt Nam.

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, sáng 8/8, trên thị trường xuất khẩu, giá gạo 5% tấm giao dịch ở mức 618 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 598 USD/tấn. Nếu so với 5 ngày trước (3/8), giá gạo 5% tấm đã tăng 20 USD/tấn; gạo 25% tấm cũng tăng 20 USD/tấn.

''Nhấp nhổm'' theo giá gạo

Đứt nguồn cung nhập khẩu gạo giá rẻ từ Ấn Độ, trong khi gạo trong nước tăng giá từng ngày khiến nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh bún, phở, bột… như “ngồi trên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN