Thuyết âm mưu UEFA giúp ĐT Anh vào chung kết: Từ trọng tài tới lợi thế sân nhà

Có khá nhiều điều đáng ngờ khiến dư luận tin rằng UEFA hỗ trợ ĐT Anh vào chung kết EURO.

  

Pha penalty gây tranh cãi trận Anh - Đan Mạch (Bản quyền VTV)

Quả penalty đáng ngờ

ĐT Anh phải chăng được hỗ trợ để lọt vào chung kết EURO? Đó chắc chắn là câu hỏi được nhiều người đặt ra sau khi khán giả chứng kiến hiệp phụ của trận bán kết 2 giữa Anh và Đan Mạch, với tiêu điểm là quả penalty cho Anh sau khi Raheem Sterling ngã trong vòng cấm.

Quả penalty cho ĐT Anh đi ngược lại hướng dẫn của chính UEFA trước khi EURO khởi tranh: Không thổi penalty khi tình huống không rõ ràng

Quả penalty cho ĐT Anh đi ngược lại hướng dẫn của chính UEFA trước khi EURO khởi tranh: Không thổi penalty khi tình huống không rõ ràng

Kể cả bỏ qua việc có những quả bóng trên sân cùng lúc, sự đáng ngờ về quả penalty đó nằm ở chỗ Sterling không hẳn có va chạm với người bị thổi phạt (Joakim Maehle) và quay chậm của tổ VAR cho thấy Maehle đã rụt chân lại.

Ít nhất trọng tài có thể đến xem tận mắt phim quay chậm tình huống để xác định, nhưng trọng tài chính của trận đấu thậm chí còn không xem, vẫn giữ nguyên quyết định.

Cựu trọng tài Jonas Eriksson người Thụy Điển nói rằng đây là một quả penalty rất mập mờ, ông nói trước giải UEFA đã nhấn mạnh rằng họ không muốn các trọng tài cắt còi và thổi phạt 11m nếu tình huống không rõ ràng.

Có điều trọng tài vẫn nắm được quyền quyết định cuối cùng kể cả sau khi xem quay chậm của tổ VAR, chưa có cơ chế nào để tổ VAR có quyền lực lật lại các quyết định của trọng tài.

Một tình huống tương tự xảy ra ở trận đấu Pháp – Bồ Đào Nha ở lượt cuối bảng F. Trọng tài trận đấu đó sau khi thổi quả penalty thứ 2 trong trận (dẫn tới bàn gỡ hòa 1-1 của Karim Benzema) đã được tổ VAR đề nghị tới xem lại tình huống vì cho rằng va chạm không đủ để thổi phạt, nhưng trọng tài chính từ chối vì cho rằng điều đó không cần thiết. Có thể nói trọng tài, tổ VAR và những tiếng còi của họ vẫn có những mức độ mơ hồ nhất định.

Việc trọng tài vẫn có quyền lực tuyệt đối với tổ VAR khiến UEFA không phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho mỗi tiếng còi sai

Việc trọng tài vẫn có quyền lực tuyệt đối với tổ VAR khiến UEFA không phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho mỗi tiếng còi sai

Nếu nghi ngờ UEFA tìm cách giúp Anh vào chung kết EURO, chúng ta có thể rút ra lập luận từ đó. UEFA thích những tình huống mơ hồ như vậy để họ có thể giải thích những tiếng còi khó hiểu bằng việc chĩa ngón tay về phía trách nhiệm của trọng tài chính. Cho đến khi nào UEFA có cơ chế để khiến trọng tài không còn quyền lực tuyệt đối với tổ VAR, khi đó chúng ta còn có lý do để nghi ngờ các tiếng còi.

Thuận lợi quá nhiều

Nhưng không chỉ công tác trọng tài, một số vấn đề khác cũng nổi cộm. Trong trận đấu, các cầu thủ Đan Mạch ở một số thời điểm còn bị fan của ĐT Anh chiếu đèn laser vào mặt.

Sự cố đó đã được một số cầu thủ Đan Mạch nói với trọng tài, nhưng bị thờ ơ cho tới khi Pierre Hojbjerg phàn nàn ở đầu hiệp phụ. Nhưng ngay cả sau đó vẫn có người chiếu laser vào mặt của Kasper Schmeichel khi thủ môn này đối đầu Harry Kane trên chấm 11m.

Bằng cách nào an ninh sân Wembley lại để những chiếc đèn laser đó lọt vào sân? UEFA sau vụ này có thể phạt tiền FA nhưng hình phạt sẽ chỉ dừng ở đó, và đấy là nếu họ quan tâm. E rằng Italia cũng có thể bị quấy rầy tương tự và UEFA sẽ chẳng làm gì để ngăn chặn tình trạng này.

ĐT Anh chỉ trận tứ kết là không được đá trên sân nhà

ĐT Anh chỉ trận tứ kết là không được đá trên sân nhà

Anh là đội ít phải di chuyển nhất trong các đội tai EURO bởi ngoài trận tứ kết đá tại Rome, Italia, tất cả các trận còn lại họ đều đá ở sân Wembley. Không đội tuyển nào được đăng cai trận đấu của mình ở vòng bảng có thời gian di chuyển ngắn như tuyển Anh.

Không những vậy việc UEFA chọn Anh làm nơi tổ chức bán kết & chung kết cũng khiến rất nhiều người nhíu mày. Sân Wembley có sức chứa đông và tọa lạc ở một đô thị khổng lồ, nhưng vấn đề là fan nước ngoài gần như không thể di chuyển tới được do phải cách ly ít nhất 10 ngày sau khi nhập cảnh. Trận bán kết vừa qua vẫn có số đông fan Đan Mạch đến cổ vũ, nhưng đó là fan đã sẵn ở Anh.

Anh vẫn là đội gây được nhiều chú ý ở EURO và sự có mặt của họ ở chung kết có lợi cho UEFA

Anh vẫn là đội gây được nhiều chú ý ở EURO và sự có mặt của họ ở chung kết có lợi cho UEFA

Có khá nhiều thứ cộng dồn để khiến người ta tin rằng có âm mưu giúp ĐT Anh vào chung kết, nhưng điều đó để làm gì? Chắc chắn một trận Anh – Italia sẽ đông khán giả hơn tại Wembley so với một trận Italia – Đan Mạch, dù công dân của hai nước đang sống tại Anh có đi đông tới đâu. Một trận đấu Anh – Italia cũng sẽ tạo ra hiệu ứng truyền thông lớn để trận cầu đạt lượng người xem nhiều nhất có thể.

Thậm chí báo chí Italia đã nghĩ ra một cách lý giải: thủ tướng Anh Boris Johnson đã có vai trò lớn trong việc giúp UEFA làm thất bại kế hoạch Super League, nên UEFA đã tạo điều kiện cho ĐT Anh để đền đáp. Nhưng cũng chính ông Johnson ban đầu đã ủng hộ ý tưởng giải đấu ấy trước khi "quay lưng" với các CLB Anh đăng ký tham gia.

Có lẽ một âm mưu của UEFA thực sự không tồn tại, nhưng có khá nhiều dấu hiệu và nhiều cách giải thích để lập luận cho những nghi án về giả thiết này. ĐT Anh đã bị tiếng còi của trọng tài nhiều lần hại trong quá khứ, có thể xem giờ là lúc vận may đến lượt họ.

Dự đoán đội vô địch EURO 2020
Bạn dự đoán đội tuyển nào sẽ vô địch EURO 2020?

Nguồn: [Link nguồn]

Báo Italia chê Sterling ngã vờ kiếm 11m, fan nghi ngờ sẽ có dàn xếp ở chung kết EURO

Vụ tuyển Anh hưởng penalty trước Đan Mạch gây ra phản ứng gay gắt từ báo chí Italia.

Theo Q.D ([Tên nguồn])
Euro 2024: Hành trình khốc liệt Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN