Trận đấu nổi bật

ben-vs-pablo
Australian Open
Ben Shelton
3
Pablo Carreno Busta
1
tristan-vs-alex
Australian Open
Tristan Boyer
0
Alex De Minaur
3
taylor-vs-cristian
Australian Open
Taylor Fritz
3
Cristian Garin
0
beatriz-vs-erika
Australian Open
Beatriz Haddad Maia
2
Erika Andreeva
0
joao-vs-lorenzo
Australian Open
Joao Fonseca
1
Lorenzo Sonego
0
veronika-vs-katie
Australian Open
Veronika Kudermetova
0
Katie Boulter
0
matteo-vs-holger
Australian Open
Matteo Berrettini
0
Holger Rune
1
madison-vs-elena-gabriela
Australian Open
Madison Keys
-
Elena-Gabriela Ruse
-
jannik-vs-tristan
Australian Open
Jannik Sinner
-
Tristan Schoolkate
-
learner-vs-daniil
Australian Open
Learner Tien
-
Daniil Medvedev
-

Đua xe F1, Australian GP: Cân não ngay chặng đầu, không thể đoán định

(Tin đua xe công thức 1 - Tin F1) Từ vị trí là chặng đua kết thúc mùa giải diễn ra trường đua phố Adelaide, Australian GP đã trở thành nơi khai màn mùa giải kể từ khi chuyển sang trường đua Albert Park cách đây 22 năm.

Mức độ khó của từng đường đua F1 có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong số đó có thể là độ nhọn hay tù của từng khúc cua tính theo độ. Nếu con số trung bình về góc cua càng lớn, thì độ nhọn của từng cua càng thử thách hơn trong cấu trúc đường đua hoàn chỉnh. Từ đó khuynh hướng understeering sẽ ảnh hưởng lớn hơn tới thành tích 1 vòng đua.

Đua xe F1, Australian GP: Cân não ngay chặng đầu, không thể đoán định - 1

Khúc cua thứ 1 đã “đánh bại” rất nhiều tay đua

Nói qua về understeer, nó xảy ra khi chiếc xe vào cua mà phần trước của xe không phản hồi, nghĩa là chiếc xe “không muốn” cua. Điều này khiến cho xe sẽ bị cua rộng ra ngoài và mất thời gian của vòng chạy đó, đồng thời sẽ ảnh hưởng lớn tới lốp. Oversteer thì ngược lại, đó là phần sau của xe bị trượt khi vào cua thay vì phía trước. Tránh nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ trên với hành động drift của xe.

Ở Albert Park, độ lớn của cua trung bình là 85 độ, thấp thứ 3 và nhỏ hơn rất nhiều so với trung bình của tất cả chặng đua cả mùa là 110 độ. Vì thế, vấn đề understeer có thể có ảnh hưởng nhỏ hơn so với các trường đua khác. Nơi đây có mặt đường khá gồ ghề, đặc biệt là ở những khu vực cần phanh, nên có thể giải thích cho hiện tượng các chiếc xe hay bị trơn trượt ở đầu mỗi cuối tuần đua khi phải phanh nhiều ở những điểm gồ ghề tương tự.

Vấn đề này có thể giảm bớt đi ở những lượt chạy sau đó khi những mảnh cao su đã trải đầy trên đường đua. Cũng chính vì thế, những bộ lốp mềm hơn, những loại có “tuổi thọ” thấp được khuyên dùng vào phần sau của lượt chạy, khi đường đua đã được dải đầy cao su, để tăng độ bám đường cho lốp. Albert Park có thể không có nhiều đoạn đường thẳng nhưng vẫn có không ít đoạn đường thách thức khả năng của động cơ xe.

Đua xe F1, Australian GP: Cân não ngay chặng đầu, không thể đoán định - 2

Cua thứ 3 mở ra nhiều cơ hội vượt mặt với DRS, cũng là nơi Alonso gặp tai nạn nguy hiểm năm 2016

Góc cua thứ 1 có tốc độ vừa phải nhưng rất khó để vượt qua và nó thường khiến nhiều tay lái xử lí kém lao ra ngoài bãi sỏi. Nó nằm ở cuối đoạn DRS đầu tiên qua vạch xuất phát/đích nhưng không phải là điểm vượt mặt tốt nhất trên cả đường đua. Sau khu qua được đây, bạn cần phải xử lí tốt, chạy qua exit kerb rồi bắt đầu tăng tốc đến khúc cua thứ 2.

Nếu có được cú thoát cua tốt, bạn sẽ có lợi thế nếu đang trong cuộc đối đầu với chiếc xe khác bởi đó là điểm bắt đầu DRS Zone 2. Cuối khu vực DRS này là cua thứ 3 về bên phải, nơi bạn có thể lựa chọn thoải mái giữa việc chạy bên ngoài hoặc bên trong xe đối thủ bởi cua thứ 4 về bên trái. Chạy bên ngoài sẽ mang lại lợi thế lớn hơn ở cua tiếp theo.

Cua thứ 5 là cua tốc độ cao với G-force lớn rồi tới chuỗi 3 cua liên tiếp 6, 7 và 8 đầy thử thách. Cua thứ 6 có những hàng cây lớn khiến cho tầm nhìn phần nào bị hạn chế, đặc biệt là khi thời điểm bắt đầu cuộc đua khá muộn vào buổi chiều.

Nó sẽ còn khó khăn hơn vào trời mưa khi các tay đua không thể thấy những vũng nước tại đây, rất dễ bị trượt ra ngoài. Cua thứ 7 và 8 khá giống cua 2 bởi nó đến sau một khúc cua khó, ở đây các tay đua có thể tăng tốc trước khi phải chậm lại ở chicane (kiểu 2 cua ngược hướng, giống chữ S, liên tiếp nhau) cua 9 và 10.

Đua xe F1, Australian GP: Cân não ngay chặng đầu, không thể đoán định - 3

Sự ra mắt của DRS zone 3 sẽ mang lại nhiều cú vượt mặt tại cua 13

Cần qua cua thứ 9 mà không mắc lỗi để nhanh chóng tăng tốc tới cua thứ 10, giữ vững mức độ đó và đi qua chicane cua 11 và 12, một nơi rất dễ mắc sai lầm khi chiếc xe đang lao đi rất nhanh. Bạn cần leo qua kerb, nhưng quá nhiều sẽ khiến chiếc xe mất cân bằng. Cua 13 thường được sử dụng để vượt mặt dù nó khá trơn trượt.

Slipstreaming (hành động núp sau chiếc xe đằng trước để tránh lực cản của gió) chiếc xe ngay phía trước khi ra khỏi cua 12, bạn có thể tấn cống nó ngay khi đó và có thể phanh muộn hơn để hoàn tất cú vượt mặt tại cua thứ 13. Chính vì thế, mới đây DRS zone 3 tại Albert Park đã được ra mắt ở đoạn đường này với điểm xác định nằm trước cua 12, nhằm tăng thêm số cú vượt thành công trong cuộc đua. Đây cũng là lần đầu tiên xuất hiện DRS zone 3 tại 1 trường đua F1.

Cua thứ 14 không có gì đáng nói còn 15 là điểm chậm nhất trên cả đường đua, và bạn cần thêm một cú thoát cua tốt nữa để tiến tới khúc cua cuối cùng, bắt đầu tăng ga tiến tới đoạn đường thẳng qua pitstop.

Nói đến pitstop, thời gian để 1 xe qua pit thay lốp ngắn, trung bình khoảng 22 đến 23s nên xuất hiện nhiều chiến thuật táo bạo nhằm tạo đột biến giữa cuộc đua. Nhưng với tần suất xảy ra va chạm cao khiến xe an toàn thường xuyên có mặt trên đường tại Albert Park, mọi chiến thuật thông minh đều có thể bị loại bỏ.

Theo dữ liệu từ các đội đua, thời điểm tăng tốc tối đa dao động từ 60 đến 70% với mức độ phanh là trung bình/cao. Cùng với đó là lượng downforce sản sinh ra khá lớn, đạt mức 8/10, có thể tạo ra khoảng 2000kg ở thời điểm top speed. Nhu cầu tận dụng lốp trong 1 vòng không lớn nhưng cần độ bám đường cao. Lượng xăng tiêu thụ trung bình 1 vòng là hơn 1,6kg với con số đó sẽ giúp chiếc xe nhanh hơn 0.051s mỗi vòng tiêu thụ.

Đua xe F1, Australian GP: Cân não ngay chặng đầu, không thể đoán định - 4

Tất cả sẽ lại bắt đầu từ đây

Năm ngoái Australian GP là chặng đua đầu tiên của quy chuẩn kỹ thuật mới, chính vì thế nên mỗi tay đua đều sẽ nhận được số lốp giống nhau theo format 2 Soft, 4 Supersoft và 7 Ultrasoft. Năm nay, khi được tự do lựa chọn, các đội đua đã thể hiện sự khác biệt với nhau, và cũng có bất ngờ từ đội đua hàng đầu.

Mercedes thường có xu hướng lựa chọn lốp cứng nhiều hơn là lốp mềm nhất chạy Q, tuy nhiên lần này họ lại là 1 trong 3 đội chọn nhiều lốp tím nhất với 9 bộ, trong đó Lewis Hamilton chỉ chọn 1 Soft, 3 Supersoft còn Valtteri Bottas con số là 2-2. Ferrari và Renault là 2 đội chỉ có 7 bộ lốp tím, ít nhất trong tất cả. Riêng Ferrari là đội duy nhất cùng Charles Leclerc của Sauber chọn tới 3 bộ Soft, chiến thuật thiên về cuộc đua chính hơn là phân hạng. Đây là điều dễ hiểu nếu theo dõi đội đua này tại Australia trong 3 năm vừa qua.

Đua xe F1, Australian GP: Cân não ngay chặng đầu, không thể đoán định - 5

Bảng lựa chọn lốp tại Australian GP của 20 tay đua

Renault lựa chọn format 2-4-7, có đôi chút khác biệt với 2-3-8 của Red Bull nhưng nhìn chung cả hai đều khả hài hòa về cả phân hạng lẫn đua chính. McLaren dù thay thế động cơ mới nhưng chiến thuật chọn lốp không khác gì năm trước khi họ chủ yếu dựa vào Ultrasoft với format 2-2-9. Tổng quan, sự khác biệt chiến thuật so với năm trước của các đội đua đã được thể hiện từ đây, chúng ta sẽ cùng chờ đợi những thay đổi này đóng vai trò như thế nào trong chặng đua tới.

Australian GP sẽ khởi tranh từ 23 đến 25/03 với cuộc đua phân hạng lúc 13h ngày thứ 7 và cuộc đua chính vào 12h10 ngày Chủ nhật.

F1 2018
Theo bạn, ai sẽ là tay đua vô địch F1 2018?

Đua xe F1, Australian GP 2018: Cuộc chiến bắt đầu, nóng như lửa đốt

Cuộc chiến giành ngôi vương của giải đua xe công thức 1 sẽ khởi tranh từ 22/03.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN