Đua xe F1: 20 "chiến binh" chung tay, cuộc chơi không dễ thao túng
(Tin đua xe công thức 1 - Tin F1) GPDA là hiệp hội của các tay đua F1 hiện tại đã ra đời hơn nửa thế kỉ nhưng chưa bao giờ quy tụ đủ tối đa số thành viên trong 1 mùa giải. Tuy nhiên theo thông tin mới nhất, tất cả các tay đua hiện tại đã đều xác nhận ra nhập tổ chức này với hy vọng có được nhiều lợi ích cho bản thân hơn trong F1.
Hiệp hội GPDA tổ chức các cuộc họp thường xuyên để cùng bàn luận về những vấn đề họ đang phải đối mặt với tư cách là cổ đông của môn thể thao này. Chủ yếu những vấn đề xoay quanh về sự an toàn trong đua xe, nhưng càng về sau sự quan tâm lớn hơn lại giành cho các yếu tố khác như quảng cáo hay bản quyền hình ảnh cá nhân cùng với những hướng đi tương lai cho F1. Điều này khiến các tay đua nâng tầm quan trọng của tổ chức cao hơn trước.
GPDA có vai trò quan trọng từ thời Sir Jackie Stewart
Dù vậy luôn có những tay lái cho rằng không đáng để gia nhập GPDA bởi đằng nào tiếng nói của họ cũng không được để ý tới, hay họ không muốn bị làm phiền, hoặc có lý do cá nhân nào đó cản trở họ khỏi việc gia nhập.
GPDA được thành lập vào năm 1961 và đóng một vai trò quan trọng trong những năm 1970 khi Jackie Stewart và những cái tên khác kêu gọi về sự an toàn. Sau giai đoạn “im hơi lặng tiếng” thập kỉ 1980, hiệp hội được tái hợp sau chặng đua đáng quên San Marino GP năm 1994 khi hai tay lái Roland Ratzenberger và Ayrton Senna đã tử nạn trên đường đua.
GPDA hiện tại dẫn đầu bởi Romain Grosjean và Sebastian Vettel cùng với vị chủ tịch Alex Wurz, một cựu tay đua F1, có vai trò vận hành đội đua Williams. Ông cũng là người triệu tập hội nghị các tay đua và là một người chủ tịch tận tâm. Việc nỗ lực thu về được cả 20 chữ ký của tất cả các tay đua F1 hiện tại để tham dự vào GPDA (lần đầu tiên trong lịch sử) là một thành công lớn của “thuyền trưởng” người Áo.
Vị chủ tịch tận tâm Alexander Wurz
Ông có thể lấy đây là bàn đạp để nhắm tới những vị trí cao hơn trong tương lai, có thể là chức chủ tịch FIA vào năm 2021. Giờ đây, chúng ta có thể chờ đợi những bước đi sắp tới, trong mùa giải 2018 tới của GPDA. Trong những năm qua đã có nhiều sự kiện không vui vẻ gì xảy ra như vụ tai nạn chết người của Jules Bianchi năm 2014, vụ việc liên quan đến lốp Pirelli tại Silverstone năm 2013 và đáng chú ý nhất là việc thay đổi format phân hạng gây nhiều tranh cãi đầu năm 2016. Người ta gọi đó là sự thất bại của việc quản lí.
Trong thời điểm mà F1 đang chuyển giao quyền lực, ông chủ Liberty Media đang cùng làm việc với FIA để tạo ra một F1 mang tính cạnh tranh và giải trí lớn hơn, vì thế các tay đua cũng muốn bảo vệ lợi ích của bản thân. Họ muốn có tiếng nói trong việc thay đổi F1 và bàn bạc về vấn đề thương mại và quảng bá tăng cao trong thời gian tới với những sự kiện như F1 Live, dự kiến tổ chức 5 lần xuyên suốt năm 2018.
“Chúng tôi coi F1 là một môn thể thao chứ không phải nghệ thuật. Một tay đua sẽ coi mình là một vận động viên chứ không phải là nghệ sĩ bởi họ có khát khao tự nhiên của loài người, nhanh hơn, cao hơn và mạnh hơn.” Ông Wurz cho biết
Vai trò của GPDA lại trở nên lớn hơn sau những sự kiện đáng tiếc
“Môn thể thao tuyệt vời là điều ai cũng muốn thấy, nếu nó nằm trong một cuộc biểu diễn phù hợp với nhiều trải nghiệm đua phù hợp, đó là điều nên làm. Nếu môn thể thao đó tệ hại, mọi thứ xung quang nó chỉ đắt đỏ, giả tạo và không phù hợp. Chúng ta cần sự cạnh tranh trên đường đua nhưng không phải nhờ nhân tạo.”
Trong những năm cuối thập niên 2000, các đội đua F1 tạo ra một tổ chức mang tên “Hiệp hội các đội đua F1 (FOTA), và đã mở một cuộc họp báo, thể hiện sức mạnh tại Geneva năm 2009. Bernie Ecclestone, người đã vươn lên chiếm lấy vị trí quản lí F1 Constructors’ Association, tiền thân của FOTA trong những năm 1980 và đã chiếm lấy sức mạnh về thương mại từ tay FIA. Nhận thấy sức mạnh của FOTA là một mối hiểm họa, ông đã đảm bảo rằng phải “kết liễu” nó ngay lập tức.
Bằng cách kêu gọi Ferrari và Red Bull tham gia cùng với mình, Bernie như đã lấy đi thành phần quan trọng nhất của FOTA. Còn với GPDA, ông cũng vẫn giữ quan điểm như vậy và không bao giờ thừa nhận nó, dù vậy ông vẫn chấp thuận việc GPDA tiến hành cuộc nghiên cứu người hâm mộ toàn cầu (Global Fan Survey) năm 2015 tại Monaco. Chính vì việc không bao giờ có đủ số thành viên khiến Bernie chưa bao giờ coi đó là một mối nguy hiếm với lợi ích của bản thân.
GPDA khó có ngày hôm nay nếu Bernie Ecclestone vẫn nắm quyền
Dù thực sự trong hơn 30 năm nắm quyền cao nhất tại F1, Bernie Ecclestone đã đem về cho môn thể thao rất nhiều tiền nhưng ông lại có những chính sách “thô bạo”, ngăn cản việc những người khác có tiếng nói tại F1 và giới hạn nhiều thứ. Điều này nhiều lúc khiến cho người hâm mộ cảm thấy khó gần với F1.
Giờ đây, khi Liberty đã “xóa sổ” Bernie khỏi F1, mọi thứ lại có vẻ trở nên tươi sáng trở lại với rất nhiều những sự kiện bên lề hấp dẫn cùng với sự tương tác tốt từ các đội đua. Hơn nữa, sự quy tụ đầy đủ tại GPDA cũng khiến môn thể thao sẽ phải phát triển một cách hợp lí nhất bởi tiếng nói chính xác từ những người trong cuộc, những người trực tiếp tham dự cuộc đua. Họ biết phải làm gì để tăng hứng thú cho khán giả và với chính bản thân họ.
Hãy cùng tìm hiểu con đường gian nan đi đến đỉnh cao nhất của môn thể thao tốc độ.