Trận đấu nổi bật

jelena-vs-magdalena
Adelaide International
Jelena Ostapenko
2
Magdalena Frech
1
sara-vs-alina
Australian Open
Sara Errani
2
Alina Korneeva
1
david-vs-rinky
Adelaide International
David Goffin
0
Rinky Hijikata
2
pablo-vs-jakub
ASB Classic
Pablo Carreno Busta
1
Jakub Mensik
2
anna-vs-belinda
Adelaide International
Anna Kalinskaya
0
Belinda Bencic
1
danielle-vs-ons
Adelaide International
Danielle Collins
0
Ons Jabeur
2

Đua xe F1: Lốp xe và ưu thế của việc “thuộc bài”

(Tin đua xe công thức 1 - Tin F1) Ngoài việc sở hữu một chiếc xe đầy sức mạnh trên đường chạy, một trong những vấn đề mà các đội đua luôn quan tâm, đó là giải bài toán ‘hiệu suất lốp’ hiệu quả nhất để có thể hướng đến mục tiêu chiến thắng.

Kể từ khi bắt đầu kỷ nguyên Thể thức 1 hiện đại đến nay, các nhà cung cấp lốp xe hàng đầu thế giới luôn đồng hành cùng môn thể thao này. Pirelli là một trong những nhà cung cấp gắn bó với F1 từ đầu, bên cạnh những cái tên đình đám khác như: Dunlop, Goodyear, Michelin và Bridgestone.

Trải qua suốt chiều dài lịch sử của mình, luôn có từ 2 đến 4 nhà sản xuất cung cấp lốp cho các đội đua mỗi mùa giải. Đặc biệt là mùa 1954 và 1958 có đến 6 nhà cung cấp(Pirelli, Continental, Firestone, Englebert, Dunlop và Avon), xen giữa là các mùa từ 1955-57 cũng có đến 5 nhà cung cấp khác nhau tham dự.

Đua xe F1: Lốp xe và ưu thế của việc “thuộc bài” - 1

Chiếc lốp Michelin của Ralf Schumacher  tại United States 2005

Đầu thế kỷ 21, trong chặng đua United States GP 2005 vấn đề an toàn lốp của Michelin, với các đặc tính kỹ thuật không đảm bảo và không phù hợp với đặc tính đường đua. Khi đó ở góc cua 13, bộ lốp sẽ chịu tải trọng ngang rất lớn, sẽ dẫn đến hiện tượng nổ lốp khi đua. Michelin đã đề xuất bộ lốp thay thế nhưng nó cũng gặp vấn đề tương tự, dẫn đến các đội đua sử dụng loại lốp này đồng loạt bỏ cuộc, chỉ có 6chiếc xe/3đội đua sử dụng lốp Bridgestone tham dự chặng đua.

Để rồi FIA quyết định sẽ chỉ có một nhà sản xuất duy nhất, cung cấp lốp xe cho các đội đua trong 1 mùa giải kể từ năm 2007. Nhà sản xuất Nhật Bản – Bridgestone đã đạt được hợp đồng cung cấp lốp trong 4 mùa(2007-2010). Hãng lốp đến từ nước Ý – Pirelli trở thành nhà cung cấp lốp cho F1 từ năm 2011, và hợp đồng hiện tại của họ còn kéo dài đến hết năm 2019, hoặc có thể nhiều hơn nữa nếu các bên liên quan đạt được sự đồng thuận.

Đua xe F1: Lốp xe và ưu thế của việc “thuộc bài” - 2

Pirelli test lốp với TF109

Khi Pirelli trở lại với vị thế nhà cung cấp lốp duy nhất(2011). Sau 20 năm vắng mặt(lần cuối xuất hiện là mùa giải 1991), F1 đã thay đổi nhiều, nên họ cần có một quá trình thử nghiệm kéo dài để có được sản phẩm tốt nhất phục vụ mùa giải. Nhằm tạo sự công bằng trong cuộc chơi, năm 2010 nhà cung cấp này đã lựa chọn chiếc xe để thử nghiệm trong quá trình phát triển lốp xe của mình là Toyota TF109 (phiên bản cuối cùng của đội đua Toyota F1 sử dụng trong năm 2009, trước khi rút khỏi F1).

Theo quá trình phát triển của F1, đến mùa giải 2012 Pirelli tiếp tục cần có các thử nghiệm lốp chuẩn bị cho mùa 2013. Vấn đề là không thể sử dụng các phiên bản xe đua cũ hơn để test lốp với các tiêu chí kỹ thuật khác biệt cho mùa sau. Vì thế họ quyết định chọn chiếc R30(phiên bản 2010) và các tay đua của Renault để test.

Pirelli cho rằng việc sử dụng xe/tay đua của Renault trước yêu cầu thực tế là phù hợp và không ảnh hưởng đến các đội đua khác, vì đội đua này chỉ nằm trong tốp trung bình của mùa 2011. Trong năm 2012 đã có 5 đợt thử lốp diễn ra tại Jerez, Spa, Barcelona và Paul Ricard với khoảng hơn 7.000km đã được thực hiện. Toàn bộ dữ liệu, báo cáo thu thập được trong các đợt thử này được Pirelli cung cấp cho tất cả các đội đua để phục vụ cho công tác phát triển xe của họ.

Đua xe F1: Lốp xe và ưu thế của việc “thuộc bài” - 3

Và R30

Ngay từ thời điểm đó, các đội đua cho rằng việc tham gia test lốp trong mùa giải với Pirelli sẽ tạo cho một đội đua cụ thể có được lợi thế hơn, cho dù chỉ thử nghiệm với tay đua dự bị (Renault năm đó thử nghiệm lốp bằng 2 tay đua dự bị Lucas di Grassi và Jaime Alguersuari). Không thể khẳng định được việc Renault có được hưởng lợi từ test lốp xe hay không? Nhưng có những con số khiến chúng ta phải đặt nghi vấn. Năm 2011 họ chỉ đoạt được 73 điểm, số điểm tương ứng của 2012-13 lần lượt là 303 và 315 điểm.

Vậy những phiên test lốp đó có phải là một ưu thế trong việc phát triển xe tương thích với lốp giúp đội đua thành công hay không!? Chưa kể đến một yếu tố khác, trong quãng thời gian đó, Kimi Raikkonen đang là tay lái cho Renault và là một trong những tay đua duy trì hiệu suất lốp cao nhất trong cả mùa giải!

Đua xe F1: Lốp xe và ưu thế của việc “thuộc bài” - 4

Ba đội đua đang dẫn đầu mùa giải

Sau nửa mùa giải 2017, với 11 chặng đua đã qua, có 33lượt tay đua góp mặt trên podium, duy nhất một lần có sự xuất hiện của Lance Stroll/Williams tại Azerbaijan GP. 32lượt còn lại đều thuộc về 3 đội đua đang dẫn đầu bảng xếp hạng cả cá nhân lẫn đồng đội. Mercedes dẫn đầu với 14lượt, Ferrari(12) và Red Bull(6) ở hai vị trí tiếp theo.

F1 ngày nay, ngoài việc sở hữu một động cơ có hiệu suất cao, một gói thiết kế khung sườn/khí động học hoạt động hiệu quả. Đội đua đó còn phải có một sự ‘am hiểu’ về bộ lốp được chỉ định cho chặng đua, hay đặc tính kỹ thuật lốp được cung cấp cho mùa giải. Năm 2017 là một năm bản lề cho sự thay đổi thông số kỹ thuật chiếc xe và kích thước lốp. Và nếu nhìn lại những gì được chuẩn bị từ 2016, thật bất ngờ khi Top 3 hiện tại chính là 3 đội đua duy nhất đã tham gia thử nghiệm lốp xe cho mùa giải 2017.

Câu hỏi được đặt ra: Liệu họ có được lợi thế từ việc tham dự thử nghiệm lốp xe trước mùa giải hay không?

Đua xe F1, Belgian GP: Mercedes phản công

Hamilton có thể cùng Mercedes phản công, giành lợi thế trước kình địch Vettel?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Danica Patrick ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN