Đua xe F1: Áp dụng "bàn tay sắt", cả làng run sợ
(Tin đua xe công thức 1 - Tin F1) Mùa giải 2017 mới đi qua được 2/3 chặng đường của mình nhưng những bộ luật của năm 2018 đã gần được hoàn thành.
Đầu tiên là FIA đã thắt chặt hơn luật xuất phát ở F1, đồng nghĩa với việc án phạt có thể đưa ra khi hệ thống cảm biến tự động trên vạch xuất phát không được kích hoạt. Lí do để FIA thay đổi nó là từ vụ việc diễn ra từ chặng đua Thượng Hải GP đầu năm nay.
Sebastian Vettel là tay đua bắt đầu cuộc đua ở vị trí thứ 2 và sau vòng formation lap, anh trở lại vạch xuất phát nhưng dừng chiếc xe lệch ô xuất phát tới nửa thân xe. Anh giải thích lí do đó là trời hôm đó ở Thượng Hải có mưa nên ở chỗ anh bắt đầu có một vệt nước nhỏ, vì thế anh đã đứng tránh nó để không làm ảnh hưởng cú depart của mình.
Tình huống gây tranh cãi tại Thượng Hải GP
Do đứng quá xa vị trí được phân nên hệ thống không thể xác định và phân tích cú xuất phát của anh được. Nhưng vụ việc sau đó đã thoát khỏi sự điều tra của FIA dù các đội đua khác đã phàn nàn về điều này. Chính vì lẽ đó, FIA đã sửa đổi điều luật này từ năm tới.
Ngoài ra, một sự việc khác càng thúc đẩy FIA điều chỉnh luật này đó là tại chặng đua diễn ra ở Áo, tay lái giành pole Valtteri Bottas được cho là đã xuất phát trước khi tín hiệu bắt đầu được đưa ra. Cụ thể là theo hệ thống của FIA, thời gian phản ứng của Bottas kể từ khi đèn đỏ phụt tắt đến khi chiếc xe của anh lăn bánh chỉ là 0,201 giây – một con số không tưởng.
Hiện tại điều 36.13 của bộ luật thể thao nói đơn giản là: “Bất kể mọi sự vi phạm điều luật 38.3c hay d đều được coi là xuất phát sai và theo đánh giá của hệ thống cảm biến tự động của FIA, được lắp đặt trên xe theo yêu cầu.” Hình phạt sẽ là chạy qua pitstop hoặc 10 giây dừng tại pitbox của đội đua (hình phạt giống những gì Vettel phải thực hiện tại Baku)
Từ mùa giải tới, luật sẽ thay đổi là: “Án phạt sẽ được ban hành dưới điều 38.3c) hay d) cho tay đua được cho là đã:
- Chuyển động trước khi tín hiệu bắt đầu được đưa ra, quyết định đưa ra bởi FIA và hệ thống cảm biến.
- Dừng xe ở vạch xuất phát theo cái cách mà bộ cảm biến không thể cảm nhận được chuyển động khi chiếc xe bắt đầu lăn bánh từ vị trí bắt đầu sau khi có hiệu lệnh xuất phát.
Điều này bắt buộc các tay đua cần dừng xe ở đúng vị trí đã quy định, nếu không nó cũng sẽ được coi là một cú xuất phát sai.
Các tay đua sẽ khổ sở với việc giới hạn sử dụng PU
Trong một diễn biến khác, cũng trong bộ luật mới sẽ được áp dụng vào mùa giải tới, số lượng các thành phần cấu thành nên Power Unit được phép dùng trong 1 mùa sẽ giảm đi so với F1 năm nay. Điều này khiến cho hệ thống phạt vốn đã gây rất nhiều tranh cãi giờ đây ngày càng tạo ra nhiều vấn đề tồi tệ hơn.
Cụ thể là các thành phần động cơ đốt trong (ICE), turbochargers và MGU-H được dùng trong 21 cuộc đua sẽ giảm từ 4 xuống 3 cái mỗi loại. Đáng chú ý hơn là ba bộ phận còn lại, MGU-K, phần dữ trự năng lượng (ES) và điều khiển điện (CE) thậm chí còn giảm xuống 2 cái.
Với sự thay đổi trên, có thể thấy rằng hệ thống phạt hiện tại sẽ không có gì thay đổi, và nó sẽ khiến thứ hạng của các chiếc xe xáo trộn khá nhiều, nhất là trong những chặng đua ở phần sau của mùa giải. Còn nhớ tại Monza đầu tháng 9 vừa qua, đã có tổng cộng 9 tay đua bị phạt do nhiều lí do khác nhau và tổng cộng số bậc phạt lên tới 150 bậc. Và chắc chắn nếu không có gì đặc biệt xảy ra, con số này, hay thậm chí là lớn hơn nữa hoàn toàn có thể tái diễn với số lượng tay đua nhiều hơn.
Các chiếc xe cần phải có độ bền cao hơn nếu muốn tránh việc phạt
Để trải qua một mùa giải mà chỉ giới hạn số lượng thành phần ít như vậy là điều cực kì khó khăn. Hãy nhìn lại tình hình hiện tại trong năm 2017 này, khi con số giới hạn là 4. Có tới 8 tay đua, tất cả đều sử dụng động cơ Renault hoặc Honda, đã vượt quá số lượng cho phép của từng thành phần.
Còn với Mercedes và Ferrari, dù chưa bị phạt nhưng họ cũng đang ở ngưỡng nguy hiểm bởi còn tới 6 chặng đua nữa mới kết thúc năm 2017. Thực trạng này đã chứng minh cho sự “ngớ ngẩn” trong những quy định của FIA và hệ thống phạt khó hiểu nhưng vẫn tồn tại ở thời điểm hiện tại. Họ cần một sự thay đổi mới và hợp lí hơn cho vấn đề này.
Bên cạnh đó, công ty quản lí mới của F1, Liberty Media lại đang có những bước tiến tích cực trong việc phát triển và nâng cấp môn thể thao tốc độ này. Mới đây họ đã đưa ra những giải pháp mới để trải nghiệm tiếng nổ động cơ V6 1.6l của người nghe tốt hơn ở cả đường đua lẫn trên TV. Giám đốc quảng cáo của F1, ông Sean Branches cho biết họ đang tạo ra một cái microphone bằng gốm để cải thiện tiếng nổ động cơ.
F1 đang phát triển micro cải thiện tiếng ồn
Đấy là điều mà nếu Liberty hoàn thiện chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ lớn từ người hâm mộ bởi tiếng nổ luôn là điều khiến mọi tín đồ của môn đua xe tốc độ cảm thấy hưng phấn hơn khi theo dõi các cuộc đua.
Hiện tại, họ đang hợp tác cùng với nhà sản xuất đến từ Australia, David Hill, một nhân vật có tiếng trong giới phát sóng truyền hình về thể thao. Cùng với nhà thiết kế đến từ Đức, họ đã cố gắng đem đến những âm thanh mạnh mẽ và chân thực nhất của động cơ mang lại.
Những người hâm mộ lâu năm của F1 đã và vẫn đang thèm muốn được nghe lại những tiếng nổ tuyệt vời động cơ V12, V10 hay thậm chí là V8 mang lại cho họ. Giờ đây với V6, dù không được so sánh với trước nhưng họ vẫn hy vọng tiếng nổ sẽ được cải thiện hơn nữa trong thời gian tới. Kể từ khi tiếp quản F1 từ tháng 1, Liberty Media đã có những thay đổi tích cực.
Từ góc quay camera mới, đến cách đặt vị trí cho nó trên xe khiến người xem có cảm nhận chân thực hơn về tốc độ của xe. Hy vọng, ý tưởng microphone mới sẽ nhanh chóng hoàn thiện và đưa vào áp dụng, cùng với những đề xuất chất lượng mới sẽ được đưa ra trong tương lai.
Chặng đua thứ 14 của mùa giải 2017 sẽ chính thức diễn ra tại đường đua Marina Bay