“Vương quốc gạch gốm” Mang Thít
Tại tỉnh Vĩnh Long có một làng gạch gốm trải dài đến 30km dọc theo các dòng chảy của sông Mang Thít, sông Cổ Chiên, rạch Cai Thầy… Nơi ấy được người ta gọi bằng những cái tên nghe kêu vanh vách: “Vương quốc gạch gốm”, “Vương quốc gạch ngói”, “Vương quốc lò gạch”...
Tại tỉnh Vĩnh Long có một làng gạch gốm trải dài đến 30km dọc theo các dòng chảy của sông Mang Thít, sông Cổ Chiên, rạch Cai Thầy… Nơi ấy được người ta gọi bằng những cái tên nghe kêu vanh vách: “Vương quốc gạch gốm”, “Vương quốc gạch ngói”, “Vương quốc lò gạch”...
Hãy cùng tác giả dạo một vòng làng gạch gốm Vĩnh Long để tìm hiểu những hoạt động đời thường tại địa phương và ngắm cảnh làng quê yên bình, đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Các cơ sở sản xuất gạch ngói của tỉnh Vĩnh Long chia ra án ngữ ở địa phận thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ và huyện Mang Thít. Trong đó, xã Mỹ An, Mỹ Phước, Nhơn Phú và Hòa Tịnh của huyện Mang Thít là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất hơn cả.
Đặc biệt, những lò gạch vùng Mang Thít có tuổi đời cả trăm năm, được nhiều người biết đến là nơi sản xuất gạch, ngói đỏ lớn nhất, nức tiếng vùng đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí là xuất khẩu cả nước ngoài.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta gán cho xứ này, Mang Thít, cái tên nghe thật vang tai: “Vương quốc gạch gốm”, “Vương quốc gạch ngói”, “Vương quốc lò gạch”,... Bởi chỉ cần chạy xe trên con lộ lớn DT902, dọc theo sông Cổ Chiên, rồi rẽ vào DT907, theo rạch Cai Thầy, thì từ xa đã có thể nhìn thấy lô nhô những lò gạch vun cao, chen nhau ngự trị.
Chẳng ai có thể nói chính xác thuở ban đầu những lò gạch gốm này hình thành từ khi nào. Chỉ biết rằng, sản xuất gạch, gốm đỏ Mang Thít đã là một nghề truyền thống có tuổi đời cả trăm năm. Đời ông truyền lại đời cha, đời cha lại nối nghiệp cho đời con. Cứ như vậy, lâu dần hình thành một làng nghề sầm uất.
Được biết, ở thời điểm vàng son những năm 90 của thế kỷ trước, làng gạch gốm Mang Thít của tỉnh Vĩnh Long có gần 1.500 miệng lò, ngày đêm đỏ lửa. Không khí lao động hăng say, hừng hực.
Có lên tất có xuống, qua sự tiếp bước của thời gian, cùng với những thăng trầm của làng nghề, vì nhiều lý do mà nghề sản xuất gạch ngói ở Vĩnh Long đã dần dần chững lại, chỉ còn khoảng vài chục lò hoạt động cầm chừng.
Đến làng gạch gốm Mang Thít vào những ngày này, không khí hoạt động có phần im ắng, lắng dịu.
Tuy nhiên, chính nhờ vậy mà không gian yên ả, thanh bình của một làng nghề lâu đời xứ miền Tây Nam bộ mới được lan tỏa.
Kề những lò gạch uy nghi, vài người phụ nữ nhỏ bé chân chất túm tụm nhau bên xe hàng chợ di động.
Một người phụ nữ đang xếp gạch lên xe đẩy, chuẩn bị đưa vào lò nung.
Trung bình một lò gạch cao khoảng 12 m. Mỗi lần bắt đầu nổi lửa nung cần cả tháng trời: 5 ngày để tải và dỡ gạch, thêm 15 ngày nung, 10 ngày để xây cửa lò và chờ gạch nguội.
Bên cạnh các lò nung xây bằng gạch đỏ thô hoàn toàn còn có các lò nung được trát vữa bên ngoài ở phần trên cho rắn chắc hơn.
Trên mỗi lò đều có thêm các bậc thang nhỏ để tiện cho thợ chất gạch, canh lửa, kiểm tra trong suốt quá trình nung.
Ngoài sản phẩm gạch đỏ là chủ yếu, làng gạch gốm Mang Thít còn sản xuất một số loại ngói, bình, vò bằng đất thô.
Gạch đỏ sau khi nung vẫn còn đặt ở trong lò, chờ được bốc dỡ, vận chuyển đến nơi đặt hàng.
Ánh sáng xiên và khói bếp thân thương quanh quất đâu đây trong một lán trại kề bên lò nung…
Nguồn: [Link nguồn]
Ở mảnh đất đầy nắng và gió này, nhất là Thành cổ Quảng Trị, một thời bị cày xới, nghiền nát bởi hàng ngàn tấn đạn bom trút xuống, gần như san phẳng toà thành cổ...