Vòng tròn bí ẩn xương Ma mút tiết lộ quá khứ về kỷ băng hà
Tại vùng đồng bằng miền trung nước Nga, các nhà khoa học phát hiện vòng tròn xương ma mút kỳ lạ được tạo bởi người cổ đại sống trong môi trường cực kỳ lạnh lẽo và khắc nghiệt.
Vòng tròn xương ma mút bí ẩn tiết lộ quá khứ về kỷ băng hà
Kỷ băng hà đã khiến địa cầu bị biến thành một quả cầu tuyết khổng lồ mà các nhà khoa học gọi là "Địa cầu tuyết". Con người và động thực vật đều phải chịu tác động ghê gớm.
Các nhà khoa học phát hiện ra một vòng tròn xương ma mút ở bờ phía tây của sông Đông miền trung nước Nga hé lộ quá khứ về kỷ băng hà.
Các chuyên gia xác định đây là khu vực người cổ đại sinh sống khoảng hơn 20.000 năm, thời kỳ cuối của kỷ băng hà, nhiệt độ thấp, lạnh nhất và khắc nghiệt nhất. Nhà khảo cổ học Palaeolithic từ Đại học Exeter cho biết: "Phát hiện cho chúng ta thấy cách tổ tiên sống sót trong môi trường lạnh lẽo ở đỉnh điểm của kỷ băng hà cuối cùng. Hầu hết các nơi khác cùng vĩ độ tại châu Âu, con người đã rời bỏ nhưng khu vực mới phát hiện này, nhóm người đã xoay sở để thích nghi, tìm thức ăn, nước và nơi trú ẩn". Tất nhiên, những cộng đồng còn lại gần như cuối cùng này cũng không thể tồn tại mãi mãi. Sau tất cả, chỉ còn lại các vòng tròn xương, nhưng ít nhất trong một thời gian, chúng là những địa điểm quan trọng đối với con người.
Toàn cảnh vòng tròn xương ma mút ở bờ sông Đông, Nga
Vòng tròn có đường kính khoảng 12,5 mét, gần như hình thành từ xương ma mút, vụn xương tuần lộc, ngựa, gấu, sói, cáo đỏ, cáo Bắc Cực. Các nhà khoa học xác định được tổng cộng 51 hàm dưới và 64 hộp sọ riêng lẻ của voi ma mút. Ở rìa của vòng tròn, có ba hố lớn chứa đầy xương voi ma mút. Ngoài ra, các nhà khoa học cho rằng cây lá kim đã sống sót trên thảo nguyên cùng voi ma mút trong suốt khoảng thời gian cuối kỷ băng hà.
Con người đã sử dụng để lấy gỗ, làm chất đốt. Thực tế, gỗ để đốt là điều kiện tiên quyết đối với nhiều người săn bắn hái lượn, nhất là ở vùng khí hậu lạnh.
Một thị trấn cổ ở Đức đã vô tình được con người xây dựng trên mảnh đất mang các đặc tính ngoài hành tinh giống...
Nguồn: [Link nguồn]