Vì sao OTA ngày càng được các tín đồ xê dịch lựa chọn?
Ở Việt Nam, OTA (Online Travel Agency - đại lý du lịch trực tuyến) vẫn là một khái niệm còn xa lạ với số đông người dùng. Tuy nhiên, với sự lên ngôi của công nghệ số, OTA đang dần trở thành “đối thủ nặng ký” của các phương thức đặt dịch vụ truyền thống.
Những khác biệt giữa sử dụng OTA và booking truyền thống
Xu hướng du lịch toàn cầu đã thay đổi đáng kể trong những năm gần đây, chủ yếu là do sự phát triển của công nghệ mới, thương mại điện tử và những thay đổi lớn trong hành vi của người dùng. Ở giai đoạn đầu mới xuất hiện internet, khách hàng chuyển dần từ việc mua vé hoặc đặt phòng trực tiếp qua điện thoại hoặc văn phòng truyền thống sang đặt trên website hãng hàng không, website khách sạn. Đến thời buổi 4.0 hiện tại, người dùng tiếp tục dịch chuyển sang đặt trên các website, ứng dụng của đại lý du lịch trực tuyến.
Sự khác biệt rõ nhất giữa phương thức truyền thống và OTA là cách khách hàng tiếp nhận thông tin. Với OTA, người dùng không chỉ được tiếp cận với lịch bay, giá vé hay giá phòng, giá dịch vụ của một mà là hàng trăm thương hiệu một lúc. Từ đó, có thể so sánh nhanh chóng và dễ dàng lên lịch trình phù hợp.
Việc tiếp cận nhiều thông tin trên một nền tảng còn giúp người dùng lên kế hoạch với chi phí tối ưu nhất. Điều này sẽ khó có thể thực hiện nếu đặt theo phương thức truyền thống. Lấy ví dụ khi đặt vé máy bay: chuyến bay đi trên hãng hàng không A có thể rẻ nhưng điều đó không có nghĩa là chuyến về cũng sẽ như vậy. Nếu muốn có giá tốt nhất, bạn phải đặt chuyến về của hãng hàng không B. Trong tình huống như này, các OTA sẽ phát huy lợi ích giúp người dùng tiết kiệm công sức và thời gian.
Vì sao người dùng Việt chưa mặn mà với các OTA?
Các con số không nói dối. Theo một nghiên cứu vào tháng 9/2020 thực hiện bởi Traveloka và Cimigo, có tới 49% khách hàng đặt vé máy bay trực tiếp qua website hãng hàng không, 19% khách hàng sử dụng đại lý truyền thống không biết đến các đại lý du lịch trực tuyến. Điều này chứng tỏ OTA vẫn là một loại hình mới mẻ tại Việt Nam.
Việc thực hiện tất cả trên một nền tảng online tuy tiện lợi nhưng cũng mang đến nhiều lo ngại về mức độ an toàn và uy tín. Ngoài ra, các OTA hiện nay chủ yếu là sản phẩm của thương hiệu nước ngoài. Nhân viên bộ phận chăm sóc khách hàng của các OTA sử dụng tiếng Anh để giao tiếp. Thời gian tiếp nhận phản hồi chậm hơn mong đợi. Đó có thể là những lý do khiến người dùng e ngại sử dụng OTA.
Traveloka mang người dùng Việt đến gần xu hướng du lịch 4.0
Thấu hiểu nhu cầu lẫn những e ngại của người dùng Việt, các OTA không ngừng nỗ lực để nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm người dùng, một trong số đó có thể kể đến Traveloka. Đặt văn phòng tại Việt Nam, Traveloka có bộ phận chăm sóc khách hàng người Việt, hỗ trợ 24/7 kịp thời giải đáp những thắc mắc cũng như tiếp nhận yêu cầu của khách hàng.
Với Traveloka, các tín đồ xê dịch không còn phải mất nhiều thời gian, công sức tìm kiếm. Tất cả những gì cần làm là mở ứng dụng hoặc trang web Traveloka để đặt vé máy bay, khách sạn cùng các dịch vụ vui chơi giải trí chỉ trong vài phút.
Việc bảo mật thông tin cũng là một trong những yếu tố được các OTA chú trọng, từ thông tin khách hàng đến thông tin thẻ. Đơn cử như tại Traveloka, người dùng có thể an tâm lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp từ thẻ thanh toán quốc tế, ATM nội địa, chuyển khoản, thanh toán tại bưu điện, cửa hàng tiện lợi. Với những ai yêu thích sự an toàn hoặc muốn có kế hoạch dự phòng, Traveloka cung cấp tính năng thay đổi lịch bay dễ dàng, chấp nhận thanh toán khi nhận phòng và miễn phí hủy phòng trước 24h.
Trong thời đại số, sử dụng app đặt chỗ online đã trở thành xu hướng toàn cầu. Với những tín đồ xê dịch năng động, thân thuộc với công nghệ và hướng đến trải nghiệm cuộc sống muôn màu, các OTA như Traveloka chắc chắn sẽ ngày càng trở nên thông dụng hơn trong mỗi chuyến đi.
Nguồn: [Link nguồn]