Vệ tinh chụp được "vùng biển ma" chưa từng thấy giữa sa mạc Sahara
Những hình ảnh vệ tinh đặc biệt của NASA đã làm nổi bật độ cao tinh vi trong một khu vực thuộc sa mạc Sahara, lộ diện hình bóng của một thế giới nước bí ẩn rộng hơn cả biển Caspi.
Nhóm khoa học gia từ Royal Hollowway, Brikbeck và King College (3 trường thành viên của Đại học London, Anh) đã tổng hợp hình ảnh vệ tinh, lập bản đồ các bờ nước "ma" này và công bố những chi tiết khó tin về một thế giới nước nước mênh mông gần 390.000 km2, vượt qua biên giới của Chad, Niger, Nigeria và Cameroon, lớn hơn cả biển Caspi của Trung Phi.
Hồ nước "ma" Mega Chad rộng hơn cả biển Caspi được đồ họa dựa theo ảnh vệ tinh - ảnh: ESO/NASA
Cho dù to lớn hơn cả biển, nó cũng chỉ là một hồ nước, bị bao vây tứ bề bởi sa mạc. Không ai có thể nhìn thấy hồ nước bằng mắt thường, bởi nó chỉ còn là một "bóng ma", một hồ cổ đại đã khô cạn từ lâu. Đến giờ, tàn tích của thế giới nước vĩ đại này là hồ Chad nổi tiếng của Sahara, nhỏ hơn hồ ban đầu rất nhiều.
Vị trí của hồ Chad và "bóng ma" hồ Mega Chad ở châu Phi - ảnh: DAILY MAIL
Theo kết quả phân tích trầm tích hồ của nhóm tác giả từ, hồ nguyên thủy được họ đặt tên "Mega-Chad" có tuổi đời lên đến ít nhất 7.000 năm, được hình thành trong thời kỳ Bắc Phi cổ đại còn ẩm ướt, lượng mưa cao ở khu vực Sahara. Tuy nhiên giai đoạn nước dồi dào ấy đã kết thúc khoảng 5.000 năm về trước.
Hồ cổ đại Mega Chad còn bao trùm cả khu vực nổi tiếng gọi là Bodélé, một kho bụi khí quyển khổng lồ. Cho dù xuất phát từ miền đất chết, bụi Bodélé lại là nguồn dinh dưỡng quý giá cho cây cối. Khu vực Bodélé chỉ khô cạn trong 1.000 năm nay và trong suốt 1.000 năm đó, bụi từ đây đã vượt Đại Tây Dương và bón thúc cho rừng mưa nhiệt đới Amazon ở bờ bên kia, giúp đất Amazon luôn phì nhiêu.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences.
Nguồn: [Link nguồn]
Trên thế giới, nhiều thành phố được xây dựng hiện đại nhưng lại không thu hút được người dân tới sinh sống.