Vẻ ma mị của ngôi làng cổ đại được mệnh danh "đi dễ khó về"
Ngôi làng có kiến trúc độc đáo gồm các tòa tháp kiên cố và nghĩa địa gồm 95 hầm mộ chứa hàng vạn hài cốt từ thời Trung Cổ.
Nằm ở phía tây nam Vladikavkaz, thủ phủ Cộng hòa Bắc Ossetia-Alania của Nga, ngôi làng từ thời đại đồ đồng này có tên là Dargavs. Để đến được địa điểm thần bí này, du khách phải mất 3 giờ đồng hồ lái xe từ thành phố Vladikavkaz.
Con đường dẫn đến ngôi làng rất vắng vẻ, quanh co, khó đi và có vẻ phù hợp cho một hành trình đến địa điểm rùng rợn nhất nước Nga. Nơi người ta hay gọi là "Thành phố chết chóc" (City of Dead).
Thực tế, tại đây có một nghĩa trang cổ, với hơn 10.000 xác chết được chôn cất từ thế kỷ 14 đến 18. Người chết đều được chôn kèm tài sản. Những ngôi mộ hình chóp đều xây dựng theo lối kiến trúc của người Nakh cổ đại, bao gồm những tháp dành cho gia đình, quận đội, liệt sĩ…
Dưới chân núi có con sông Kizil (nghĩa là sông Hồng) uốn quanh. Dòng sông được đặt tên theo trận chiến của quân đội Alans với quân đội Tatar-Mông Cổ vào năm 1395. Trận chiến đẫm máu đến nỗi người ta cho rằng nước dưới sông biến thành màu đỏ. Sau trận chiến đó, để giải quyết vấn đề chôn cất người chết, họ đã chọn một con dốc đá - nơi không phù hợp để chăn thả gia súc hoặc trồng trọt, để xây dựng các hầm mộ.
Những chiếc quan tài chôn cất xác chết có hình dáng như chiếc thuyền bằng gỗ. Theo truyền thuyết, người chết cần thuyền đi qua một con sông để đến thiên đường giống trong câu chuyện về kiếp luân hồi của người Ai Cập cổ đại và Mesopotamia.
Theo truyền thuyết, giữa mỗi hầm mộ có những cái giếng, khi rải những đồng xu xuống giếng, nếu đồng tiền chạm đá dưới giếng có nghĩa linh hồn đó đã đến thiên đường.
Tất cả những người yên nghỉ trong khu mộ này đều được chôn theo tài sản của họ. Bởi lẽ, người Ossetia cổ đại tin rằng thế giới bên kia nằm ở cuối những con sông bất khả xâm phạm chảy qua Dargavs.
Các nhà lịch sử cho rằng những ngôi mộ có từ đợt dịch bệnh lớn giữa thế kỷ 16 và 18 ảnh hưởng cả vùng Ossetia. Hàng chục ngàn người đã chết, và dân số giảm từ 200.000 xuống chỉ còn 16.000 người trong nửa thế kỷ 19. Trong những năm sau đó xuất hiện thêm đại dịch tả tàn phá ngôi làng, cư dân sống gần đó đã quyết định di tản khỏi thung lũng. Họ di chuyển đến đồng bằng khiến nơi đây dần bị bỏ hoang.
Ngày nay, "thành phố chết" Dargavs đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch. Tuy mang về nhiều lợi nhuận cho thành phố nhưng nó cũng đem lại nhiều mối nguy. Nhiều hài cốt đã bị lấy đi, gây khó khăn cho công tác bảo tồn. Tuy kiến trúc đẹp, huyền bí và phong cảnh nhưng hiện nhiều công trình đã dần bị phá hủy.
Giethoorn được bao quanh bởi những dòng kênh xanh biếc, không có lối đi cho xe cộ, người ta di chuyển bằng thuyền hay đi bộ.
Nguồn: [Link nguồn]