Uy nghi 9 khẩu thần công khổng lồ ở Huế
Cửu vị thần công ở Cố đô Huế được xem là những khẩu thần công lớn nhất nước ta.
Cửu vị thần công ở Cố đô Huế được xem là những khẩu thần công lớn nhất nước ta.
Ngày nay, người dân, du khách khi di chuyển vào cửa Thể Nhơn hay cửa Quảng Đức ở Huế, dễ dàng nhận ra sự hiện diện của các khẩu thần công khổng lồ.
Đây cũng là nơi được nhiều hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cho biết bao du khách khi đặt chân khám phá mảnh đất xứ Huế, bắt đầu hành trình tìm hiểu về Đại nội Huế.
Mỗi khẩu súng dài 5,10 mét.
Ở hai bên có tất cả 9 khẩu thần công với tên gọi Cửu vị thần công. Các khẩu thần công này được triều Nguyễn cho đúc từ tháng 1/1803 đến tháng 1/1804.
Các khẩu súng đặt ở sau cửa Thể Nhơn.
Mỗi khẩu súng này đều có tên riêng, được đặt theo tên của Tứ thời và Ngũ hành. Cụ thể, 4 khẩu ở phía sau cửa Thể Nhơn là Xuân, Hạ, Thu và Đông, trong khi đó, 5 khẩu ở phía sau cửa Quảng Đức là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Thần Oai Vô Địch Thượng Tướng Công Cửu Vị.
Các khẩu thần công này được đúc từ toàn bộ khí mãnh bằng đồng thu hồi được của triều Tây Sơn để “làm kỉ niệm muôn đời”.
Mỗi khẩu dài 5,10 mét, nặng hơn 17.000 cân. Khẩu nặng nhất có trọng lượng 18.400 cân, khẩu nhẹ nhất có trọng lượng 17.200 cân. Trọng lượng đồng của 9 khẩu là 140.300 cân.
Hình ảnh Cửu vị thần công uy nghi cạnh hai cửa thành.
Các khẩu súng được đặt trên giá súng làm bằng gỗ lim. Hai bên giá có các bánh xe bằng gỗ viền sắt để thuận tiện cho việc di chuyển. Phía trên có mái che để bảo vệ các khẩu thần công tránh bị ảnh hưởng bởi thời tiết nắng mưa...
Vào năm 1816, 9 khẩu súng được triều Gia Long đặt tên mới, đó là “Thần Oai Vô Địch Thượng Tướng Công Cửu Vị”.
5 khẩu thần công đặt sau cửa Quảng Đức.
Thân súng được chạm trổ tinh xảo, có khắc tên súng, cách pha chế thuốc súng, phương pháp bắn cùng bài sắc phong của vua Gia Long năm 1816 và tên tuổi của những người tham gia đúc súng.
Cửu vị thần công được đúc không phải dùng trong trận mạc, mà chỉ tượng trưng như các vị thần bảo vệ vương triều.
Các khẩu súng đặt theo tên Ngũ hành.
9 khẩu thần công này được đánh giá là tác phẩm nghệ thuật bằng đồng có giá trị cao. Kĩ thuật đúc đồng, nghệ thuật trang trí và chạm khắc trên đồng, giá súng đều điêu luyện, tinh xảo.
Khẩu súng được đặt trên giá súng.
Đây là những khẩu thần công lớn nhất Việt Nam, là một trong những bộ tác phẩm mỹ thuật bằng đồng có giá trị nhất của dân tộc.
Ban đầu, 9 khẩu súng được đặt thành một dãy trước cửa Ngọ Môn. Từ thời vua Khải Định, các khẩu súng được chuyển về vị trí như hiện nay.
Các chi tiết được chạm trổ, trang trí tinh xảo.
Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định cho phép Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khai quật khảo cổ tại địa điểm Tả Pháo xưởng và Hữu Pháo xưởng (hai nhà che Cửu vị thần công) ở mặt Nam Kinh thành Huế thuộc cửa Thể Nhơn, cửa Quảng Đức.
Chạm khắc trên đồng rất điêu luyện.
Đợt khảo cổ nhằm làm xuất lộ dấu vết nền móng gốc của hai nhà che Cửu vị thần công, kết cấu bước gian, bước cột và các loại vật liệu xây dựng của hai công trình kiến trúc này. Ngoài ra, còn phục vụ cho việc nghiên cứu, bổ sung hồ sơ dự án Bảo tồn, phục hồi thích nghi hai nhà Cửu vị thần công.
Các tác phẩm nghệ thuật bằng đồng có giá trị cao.
Thân súng được chạm trổ tinh xảo.
Người dân, du khách tìm hiểu về các khẩu súng.
Các khẩu súng tượng trưng như các vị thần bảo vệ vương triều.
Những ngày này, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên có ít du khách đặt chân đến khám phá Đại nội Huế. Vì thế, hình ảnh dòng người tập trung về hai bên Cửu vị thần công dường như cũng thưa thớt...
Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7 km, đồi Vọng Cảnh là “thiên đường sống ảo” cho du khách muốn hòa mình vào thiên...
Nguồn: [Link nguồn]