Tòa nhà bằng gạch nung lớn nhất thế giới, kỳ quan xứ sở Ba Tư
Kỳ quan xứ sở Ba Tư này khiến cho du khách phải choáng ngợp trước sự hoành tráng của nó.
Vào khoảng giữa năm 579 và 323 trước Công nguyên, trong thời kỳ đế quốc Achaemenid Ba Tư, Thành Bam (trong tiếng Ba Tư là Arg-é Bam) được xây dựng ở phía đông nam nước Iran ngày nay. Đây là một pháo đài khổng lồ làm bằng đất sét, được xem là tòa nhà bằng gạch nung lớn nhất thế giới thời bấy giờ.
Thành Bam nằm bên cạnh thành phố cùng tên ở tỉnh Kerman, gần biên giới với Pakistan. Nơi này vẫn có người ở mà không bị gián đoạn cho tới khi việc xây dựng thành phố Bam khởi công vào năm 1900, sau đó người dân dần dần chuyển đến thành phố mới. Thành Bam vẫn còn là nơi cứ trú của binh lính cho tới năm 1932, sau đó nó bị bỏ hoang hoàn toàn.
Tòa thành này có diện tích 180.000m2, được bao quanh bởi những bức tường khổng lồ cao tới 7m. Phía sau lối đi mang tính biểu tượng của pháo đài, 2 bên là các tòa tháp lớn, có khoảng 400 ngôi nhà và các tòa nhà công cộng xung quanh. Nổi bật trong nơi này là các doanh trại quân sự và cung điện Bốn Mùa.
Nổi tiếng nhất nơi này là 67 tháp quan sát được phân bố khắp nơi trong tòa thành. Tất cả được xây dựng bằng bùn, gạch, cấu trúc mái vòm đặc trưng, tạo cho tòa tháp có hình dáng của một lâu đài khổng lồ.
Pháo đài chỉ có một cổng ra vào, bên trong có kênh dẫn nước ngầm, giếng nước, vườn, ruộng để trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Vì thế, nơi này giống như bất khả xâm phạm.
Ngày 26/12/2003, một trận động đất đã phá hủy gần như 70% các công trình bên trong Thành Bam, khiến 20.000 người chết. Đây là một trong những thảm họa tồi tệ nhất Iran phải gánh chịu.
Theo thời gian, tòa thành được tu sửa và xây dựng lại nên cấu trúc khác với ban đầu, diện tích cũng được mở rộng. Vì lý do đó mà cấu trúc chúng ta có thể thấy vào ngày nay tương đối hiện đại, mặc dù chúng gần như tái tạo chính xác lại thành cổ ngày xưa.
Một vật dụng kỳ lạ được người La Mã cổ đại dùng để trang hoàng những sảnh tiệc xa hoa đã được khai quật tại...
Nguồn: [Link nguồn]