Tìm thấy dấu tích 'chôn cất kiểu ma cà rồng' 1.500 năm trước

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Các nhà khảo cổ học người Italia vừa phát hiện dấu tích của việc chôn cất ma cà rồng từ thế kỷ thứ 5 sau khi tìm thấy một hòn đá vôi to trong miệng của một em bé được chôn tại một thị trấn trung cổ, cách Roma 100km.

Theo giải thích của các nhà khảo cổ học, người La Mã cổ đại có tục nhét vào mồm người chết một hòn đá lớn để họ không đội mồ sống dậy và gây bệnh dịch cho người sống.

Trong ngôi mộ nhỏ này, người ta tìm thấy một bộ xương của một em bé 10 tuổi, không xác định được là trai hay gái, đã chết cách đây hơn 1.500 năm. Trong mồm đứa trẻ này có một viên đá vôi rất to, cỡ một quả trứng.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, đứa trẻ này chết sau khi bị mắc bệnh sốt rét, một loại dịch bệnh bùng phát thời bấy giờ.

Việc xuất hiện viên đá trong mồm đứa trẻ là một sự cố tình. Đây được cho là một nghi lễ cổ đại để giữ cho đứa trẻ không thoát xác bay lên trên dương thế lây lan bệnh dịch.

Người dân ở thị trấn Lugnano ở Teverina gọi đó là "Ma cà rồng của vùng Lugnano". Với những kiểu chôn cất như thế này, các nhà khảo cổ cũng đặt tên là "Chôn cất kiểu ma cà rồng".

Viên đá lớn được đặt vào mồm người chết vì bệnh dịch.

Viên đá lớn được đặt vào mồm người chết vì bệnh dịch.

Ông Jordan Wilson, nhà khảo cổ sinh học và giáo sư tại đại học Arizona, Mỹ, thành viên của đoàn khảo cổ cho biết: "Chúng tôi biết rằng, cách ứng xử khác thường này cho thấy nỗi khiếp đảm của người sống. Họ sợ rằng, người chết có thể sẽ đội mồ trở lại để tiếp tục lây truyền dịch bệnh cho người sống. Việc đặt hòn đá trong mồm đứa trẻ là một cách làm điển hình cho lối suy nghĩ này".

Phát hiện này là mới nhất trong số hàng chục bộ hài cốt được tìm thấy tại La Necropoli del Bambini hay còn gọi là Nghĩa trang của các em bé. Đó là một biệt thự La Mã bị bỏ không, sau đó được chuyển thành nghĩa trang trẻ em vào khoảng giữa thế kỷ thứ 5.

Những phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học biết được rằng, xã hội thời đó đã rất khiếp đảm trước một bệnh dịch chết người và không rõ nguồn gốc.  Các nhà khảo cổ cho biết, điều này cũng đã dọn đường cho việc chấm dứt Đế chế La Mã và thậm chí làm cho  nhà thống trị Attila the Hun tàn ác kết thúc việc xâm chiếm của ông ta với nước Ý.

Các nhà khảo cổ học gọi đây là cách chôn cất tà ma, cách chôn cổ đại áp dụng đối với những người chết được cho là có năng lực siêu nhiên hoặc những người chết đã vi phạm các quy tắc xã hội.

Đây cũng là nguyên nhân khiến cho khu nghĩa trang này luôn hấp dẫn các nhà khảo cổ học. Soren và các đồng nghiệp khảo cổ của mình đã đào bới được 51 hài cốt của những đứa trẻ chết vì dịch bệnh hoặc chết ngay sau khi sinh. Họ cũng tìm thấy hài cốt của một bé gái 3 tuổi mà chân và tay được buộc  với hòn đá. Bé gái đó cũng chết vì dịch sốt rét. Đây cũng được cho là một hình thức khác của kiểu chôn ma cà rồng. 

Lugnano không phải là nơi duy nhất có phong tục chôn cất kiểu ma cà rồng. Tại Venice, miền bắc nước Ý, người ta cũng tìm thấy hài cốt của một cụ bà ở thế kỷ 16 được chôn với một viên gạch trong mồm và gọi là "Ma cà rồng của Venice". Tại Nothhamptonshire ở nước Anh, các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy trong hài cốt của một người đàn ông có niên đại từ thế kỷ thứ 3 hoặc 4 có một hòn đá trong mồm.

Bí ẩn những bức tượng người trên đảo phục sinh

Là một nơi hẻo lánh và xa xôi nhất trên hành tinh của chúng ta, cách gần 6 giờ bay từ lục địa Chile, Đảo Phục Sinh - hay...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Thu ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN