Tiểu chủng viện Làng Sông, điểm đến hoài niệm khởi nguồn chữ Quốc ngữ
Trải qua thăng trầm lịch sử và thời tiết khắc nghiệt vùng ven biển miền Trung, đến nay công trình kiến trúc Tiểu chủng viện Làng Sông, di tích gắn liền với sự ra đời của chữ quốc ngữ ở Bình Định vẫn còn nguyên vẹn vẻ đẹp cổ kính hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
Cách trung tâm TP Quy Nhơn(Bình Định) hơn 10 km về phía Đông Bắc, Tiểu chủng viện Làng Sông là điểm tham quan lý tưởng khi du khách đặt chân đến "miền đất Või, trời Văn".
Từ lâu, Bình Định nổi tiếng là nơi lưu dấu hành trình đầu tiên của Chữ Quốc ngữ từ đầu thế kỷ 17. Tiểu chủng viện Làng Sông là nơi đặt nhà in Làng Sông đầu tiên xứ Đàng Trong thưở xưa. Di tích này ở thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Binh Định.
Tiểu chủng viện Làng Sông được xây dựng theo phong cách kiến trúc Gothic, kiến trúc đặc trưng của người châu Âu trong xây dựng nhà thờ và cung điện. Phần chính diện được trang trí bằng những khung ô đối xứng, các bông gió trang trí và những hoa văn họa tiết, cổng vòm nhọn quen thuộc trong xây dựng kiến trúc Thánh đường.
Trải qua hơn 200 năm, công trình kiến trúc cổ kính này vẫn nguyên vẹn những dãy nhà rêu phong trầm mặc, những đường nét kiến trúc Gothic duyên dáng, những dãy hành lang dài uy nghiêm với nét chạm khắc trên tường, trên cửa…
Mặt tiền của nhà thờ thoạt nhìn rất giống với kiến trúc Thánh đường Paul cổ kính ở Macao do người Bồ Đào Nha xây dựng. Tuy không hoành tráng và đồ sộ như Thánh đường Paul, nhưng Làng Sông đến nay vẫn giữ gần như nguyên vẹn từng nét kiến trúc cổ để lại.
Tương truyền rằng, qua con đường giao thương đường thủy, các thương buôn bắt đầu từ đầm Thị Nại rồi ngược dòng sông Côn lên thượng nguồn, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đặt chân tới Quy Nhơn và xây dựng nhà thờ Làng Sông.
Ngày nay, Tiểu chủng viện Làng Sông là địa điểm tham quan lý tưởng khi du lịch tại Bình Định. Du khách có dịp về Bình Định nên một lần ghé thăm Làng Sông để chiêm ngưỡng công trình kiến trúc cổ xưa.
Từ cổng chính đi vào, hai bên là hàng cây sao với tuổi đời gần 130 năm. Tiểu chủng viện Làng Sông đến nay vẫn giữ gần như nguyên vẹn từng nét kiến trúc ngày xưa để lại. Nhà in Làng Sông được xây dựng khoảng năm 1872 và bị phá hỏng năm 1885.
Nhà in Làng Sông hoạt động cho đến khoảng năm 1936, sau đó được dời về Quy Nhơn. Linh mục Trương Đình Hiền, Tổng đại diện Giáo phận Quy Nhơn cho biết: Đây là tu viện, hiện tại thì các sơ, các nữ tu là một dòng mới của địa phận đang ở đây. Địa phận muốn các sơ để tạo không gian mở, giống như một nơi để tiếp đón tất cả các đoàn hành hương, người muốn nghiên cứu lịch sử, khách tham quan văn hóa.
Hiện Giáo phận Quy Nhơn đang sưu tập được trên 200 đầu sách của nhà in Làng Sông, trong đó có các cuốn rất ý nghĩa về mặt giáo dục như Tập đọc, tập đánh vần ABC, tục ngữ An Nam...
Hiện nay, Giáo phận Quy Nhơn đang quản lý hai cơ sở liên quan đến chữ Quốc ngữ đó là Nước Mặn và Làng Sông cùng ở huyện Tuy Phước.
Tiểu chủng viện Làng Sông và Nhà in Làng Sông ở Bình Định trở thành điểm tham quan du lịch, nghiên cứu văn hóa thu hút du khách trong nước và quốc té.
Nguồn: [Link nguồn]
Mùa du lịch hè, nhiều eo biển sạch đẹp hấp dẫn hàng nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng ở thiên đường biển, đảo Quy Nhơn(Bình Định).