Thời trung cổ, người ta đi du lịch như thế nào?
Từ thời Trung Cổ, con người cũng phải di chuyển khắp mọi nơi, vậy phương thức để họ đi từ nơi này đến nơi khác là gì và bằng cách nào?
Ngay từ xa xưa, nhu cầu đi lại của con người là rất lớn. Thanh thiếu niên từ nông thôn tìm việc làm ở thành phố, người thành phố tìm đường đi ngắm biển, các quý tộc di chuyển từ lâu đài của họ đến cung điện triều đình...
Sự đi lại, kết nối giữa các nơi trên thế giới ngày càng dày đặc biến thành một cơn bão dịch chuyển: người đưa tin, đại sứ quán, người hành hương, thương gia, người lang thang, nhà truyền giáo, học giả, binh lính, nhà thám hiểm... Tuy nhiên, việc đi lại bằng đường bộ vào thời Trung Cổ về cơ bản rất kinh khủng.
Đi lại bằng đường thủy là lựa chọn hàng đầu khi vận chuyển một lượng lớn hàng hóa. Nhưng nó có những rủi ro và chi phí riêng, và hơn thế nữa, chỉ giới hạn trong các tuyến đường có vùng biển thông thuyền. Hầu hết các chuyến đi thời trung cổ chỉ là các chuyến đi đường bộ.
Vào thời trung cổ, đi bộ là phương thức di chuyển phổ biến nhất, sau đó là đi bằng ngựa hay xe. Thật khó tin khi nghĩ về những người đi bộ từ các thành phố của Ý đến bờ biển nước Pháp, từ Toledo đến Salerno, từ Paris đến Constantinople. Mỗi người có thể đi bộ tới 48km mỗi ngày, tương đương với 8 đến 10 tiếng, và tất cả đều không có ủng đi bộ đường dài hay giày lót xốp chuyên dụng như ngày nay.
Thậm chí điều đó cũng chưa kinh khủng bằng việc bạn có thể phải kéo theo một xe hàng, đẩy lên dốc, băng qua suối, đặc biệt là những xe chở đầy hàng hóa thương mại. Khi Margaret, nữ công tước xứ Brabant quyết định chuyển hết bộ sưu tập quần áo của mình trong chuyến du lịch vào năm 1297, cô đã mang theo một chiếc xe nặng phải cần đến 5 con ngựa thay nhau kéo trong 18 ngày du lịch ròng rã từ London đến Ipswich.
Việc đi lại trở nên dễ dàng hơn một chút nếu bạn giàu có, khi đó bạn có thể thuê xe hoặc mua một con ngựa và có đủ tiền để khi ngựa mệt sẽ đổi sang một con ngựa mới. Mặc dù phương tiện di chuyển này có vẻ nhanh hơn nhưng cũng không kém phiền phức nếu bạn mang thêm hàng hóa và sẽ phát sinh thêm người phục vụ.
Hình ảnh về những con đường nông thôn thời trung cổ cũng vô cùng kinh khủng. Chúng luôn trong tình trạng hư hỏng, mục nát và đầy ổ voi. Có rất ít các lối đi rộng rãi, bằng phẳng, chúng thường chỉ có ở xung quanh các thị trấn và trên các tuyến đường thương mại chính.
Một số thành phố lớn đã tự trải nhựa đường phố của mình từ rất sớm để ngăn chúng trở thành đống hỗn độn dưới mật độ giao thông cao vào những ngày ẩm ướt. Phí qua cầu và đèo đã giúp trả cho nhân công để duy trì những con đường đất và đá. Xa hơn, ở các thị trấn nhỏ, những con đường tự phát do bị đi lại nhiều được đánh dấu bằng các cột mốc để làm ranh giới với đất thuộc sở hữu.
Đường đến lâu đài Hammershus ở Bornholm, Đan Mạch.
Cũng có những con đường thời trung cổ khá rộng rãi, được làm tốt nhưng bị kẻ xấu ăn cắp đá hoặc ván gỗ lát đường. Trong suốt mùa đông năm 1395 - 1396, tuyến đường giữa Menin và Lille (Pháp) là một bãi bùn nhão đến mức hoàn toàn không thể vượt qua. Đôi khi, có những tấm ván gỗ được mạnh thường quân tài trợ, hoặc rải thêm sỏi để cố gắng tạo ra một bề mặt cho vó ngựa. Tuy nhiên, hầu hết các phần còn lại của con đường là không thể đi qua cho nên người ta buộc phải đi cả xuống ruộng ngay cả khi nó phá hủy mùa màng của ai đó.
Quần đảo Indonesia là một vùng đất rất đa dạng về thiên nhiên và văn hóa. Với gần 13.500 hòn đảo, Indonesia mang đến...
Nguồn: [Link nguồn]