Thị trấn từng rất sầm uất bỗng biến mất hơn 30 năm
Nơi này từng có mỏ lưu huỳnh lớn nhất Đông Nam Á, sau những ngày chìm đắm trong vinh quang, người dân lần lượt bỏ đi vì ô nhiễm nặng.
Trong quá trình đô thị hóa, nhiều thị trấn ở Nhật Bản bị bỏ hoang, đặc biệt là trong những năm 1960. Trong đó phải kể đến thị trấn Matsuo, tỉnh Iwate, nó đã biết mất được 30 năm trước khi công chúng biết đến sự tồn tại. Trước đây, nơi này từng rất nổi tiếng với các mỏ lưu huỳnh, nhưng sau đó bị bỏ lại và dần dần chìm vào quên lãng.
Trong thời kỳ Minh Trị Duy tân, Nhật Bản đã phát hiện ra mỏ lưu huỳnh ở các ngọn núi Matsuo. Khi ngày càng có nhiều công nhân bắt đầu đến khai thác, Nhật Bản đã xây dựng thị trấn Matsuo vào năm 1914 để tạo điều kiện quản lý. Vào thời kỳ cao điểm, có hơn 4.000 thợ làm việc ngày đêm trong mỏ. Để tạo điều kiện cho các công nhân, chính quyền cho phép họ dẫn gia đình tới đây sinh sống. Bằng cách này, dân số thị trấn Matsuo đã tăng lên 15.000 người.
Vào khoảng năm 1925, 11 khu tập thể đã được xây dựng trong thị trấn. Có bếp và toilet trong khu tập thể căn hộ, để tránh nhiệt độ xuống quá thấp vào mùa đông, các thiết bị sưởi cũng được cung cấp.
Sau đó, trường học, rạp chiếu phim, bệnh viện và các công trình khác nối tiếp nhau ra đời, đáp ứng cơ bản nhu cầu sinh hoạt của người dân và giải quyết nỗi lo cho gia đình công nhân. Dựa trên điều kiện sống lúc bấy giờ, nơi này từng rất sầm uất và giàu có.
Sự hăng hái của công nhân đã được nâng lên rất nhiều, sản lượng của các mỏ lưu huỳnh cũng tăng lên. Vào thời điểm đó, thị trấn Matsuo cung cấp sản lượng lưu huỳnh đứng đầu Đông Á, là mỏ lưu huỳnh lớn nhất Nhật Bản, đóng góp rất nhiều vào công cuộc công nghiệp hóa đất nước.
Tuy nhiên, lưu huỳnh là một chất gây hại đối với sức khỏe con người. 2 ống khói lớn bên hông thị trấn đang ngày đêm thải ra khí gây ô nhiễm, một số con sông xung quanh cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Những cư dân sống ở thị trấn Matsuo thường xuyên mắc phải những căn bệnh kỳ lạ trong nhiều thập kỷ, nhưng những cư dân sống phụ thuộc vào nó để kiếm sống dường như đã từ chối sự thật và rất ít người rời đi.
Vào cuối những năm 1960, mỏ lưu huỳnh được khai thác ở thị trấn Matsuo tồi tệ hơn nhiều so với trước đây. Ngày càng có nhiều người bắt đầu mất việc làm, trong lúc tuyệt vọng, một số người đã chọn rời khỏi nơi này, trong khi một số khác đã thay đổi công việc và tiếp tục ở lại thị trấn.
Năm 1969, các mỏ lưu huỳnh chính thức ngừng hoạt động. Những cư dân thất nghiệp tập thể phải chọn cách ra đi. Sau khi gia đình cuối cùng rời đi vào năm 1971, thị trấn này đã vĩnh viễn bị bỏ hoang. Sau đó, không có con người hoạt động nào ngoại trừ các nhân viên địa phương quản lý dòng sông ô nhiễm.
Nhiều thập kỷ sau, khi mọi người phát hiện ra nó một lần nữa, thị trấn Matsuo chỉ còn là đống đổ nát. Căn hộ mọc cỏ dại um tùm, đồ đạc chưa kịp dọn dẹp đã hoen gỉ. Khi đứng từ xa nhìn vào những dãy nhà tập thể cũ, có cảm giác rất ghê rợn. Có lẽ vì tâm lý, nhiều người còn cho rằng nơi này có hồn ma xuất hiện, họ luôn cảm giác có bóng người đứng bên cửa sổ.
Sự im lặng đến đáng sợ dưới làn sương mù dày đặc càng khuếch đại cảm xúc sợ hãi của con người. Nếu có một ngày tận thế, có lẽ nó sẽ giống như nơi này. Kể từ khi nơi này được biết đến lần nữa, rất hiếm có người dám mạo hiểm đến đây khám phá.
Có lẽ cho đến một ngày, thị trấn sụp đổ hoàn toàn, bị nuốt chửng bởi thảm thực vật, và có lẽ không còn ai để ý đến nữa. Vài trăm năm sau, người ta sẽ nhặt lại từ đống đổ nát và nghiên cứu nó, khi đó nó có thể trở thành một khu di tích văn hóa.
Nơi này được ví như thị trấn ma, nhưng nếu đi vào ngày nắng đẹp, nó rất thích hợp cho những ai thích cảm giác mạo...
Nguồn: [Link nguồn]