Thị trấn ma có kiến trúc cực bắt mắt ở miền Tây nước Mỹ
Nhắc đến thị trấn ma, nhiều người nghĩ ngay về khung cảnh đường phố bị bỏ hoang, đồ đạc bám đầy bụi bặp trông rất ghê rợn. Thế nhưng, thị trấn Cairo thì hoàn toàn khác.
Sau cơn sốt vàng ở phương Tây, nhiều thị trấn đã bị bỏ hoang không còn người sinh sống. Những thị trấn này nằm rải rác ở hầu hết mọi tiểu bang của Mỹ. Một trong những thị trấn bị bỏ hoang ám ảnh nhất nước Mỹ là thị trấn cảng từng rất thịnh vượng một thời có tên là Cairo, Illinois. Suy thoái kinh tế kéo dài và tình trạng bất ổn đã khiến thị trấn 15.000 dân này giảm xuống chỉ còn hơn 2000 người.
Khi xe lửa và tàu hơi nước trở thành phương tiện vận chuyển bậc nhất thế giới, Cairo đã sẵn sàng để trở thành một trong những trung tâm trung chuyển được đánh giá cao nhất ở Mỹ. Cario nằm gần điểm hội tụ của sông Ohio và sống Missisippi. Thời kì hoàng kim của thị trấn này là vào cuối những năm 1920. Những người đóng tàu, công nhân đường sắt và thuyền trưởng đã sống một cuộc sống cực kì sung túc, trong một thị trấn vô cùng phát triển. Sau đó, cuộc Đại suy thoái đến Cairo và khiến thị trấn lụi tàn mãi mãi. Vào những năm 1940, khi phần còn lại của đất nước bắt đầu phục hồi, nền kinh tế phụ thuộc vào tàu tuyền và đường sắt của Cairo đã không thể thích ứng với sự phổ biến ngày càng tăng của ô tô.
Cairo của thời hiện đại nổi bật với những dãy nhà hoang tàn, những ngôi nhà và cơ sở kinh doanh bị bỏ hoang. Bóng ma của sự cố chấp không chịu thay đổi trong nhiều thập kỉ qua vẫn còn ám ảnh trên đường phố. Bất chấp những nỗ lực hồi sinh và tái lập Cairo, thị trấn cảng nhộn nhịp một thời hầu như vẫn không hoạt động.
Nếu bạn là người yêu thích kiến thúc, muốn khám phá những ngôi nhà cổ xưa thì Cairo là một điểm đến lý tưởng. Chúng mang lại cái nhìn sâu sắc và vô giá về một thời hoàng kim xưa cũ. Những tàn tích của Cairo có nhiều điều để học hỏi về lịch sử cũng như kiến trúc phương Tây.
Những ngôi nhà ma này nổi tiếng với những truyền thuyết đáng sợ, đặc biệt trong tháng Cô hồn này, nó lại trở thành...
Nguồn: [Link nguồn]