Thành phố hang đá 9.000 năm tuổi "già" nhất thế giới
Sassi di Matera là thành phố hang đá cổ xưa nhất trên thế giới nằm trong hẻm dốc núi ở Basilicata, phía Nam Italia, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1993, cần được bảo tồn, nằm trong quần thể thành phố Matera.
Sassi di Matera có nghĩa là "đá của Matera". Đúng như tên gọi, toàn bộ các ngôi nhà trong thành phố cổ này hình thành dựa trên những hang động sâu trong núi.
Thoạt nhìn, thành phố hang đá Sassi di Matera trông giống một bãi đá ngổn ngang. Những hang đá chồng lên nhau, nhiều tầng lớp hang, những lối đi và bậc thang uốn lượn kết hợp hài hòa với quang cảnh thiên nhiên này chính là chỗ ở của người dân.
Nơi đây có cư dân sinh sống từ năm 7000 trước Công nguyên, và đến nay thành phố cổ này vẫn đang có cư dân sinh sống. Trong thành phố, vẫn còn nguyên những hang đá tự nhiên, nhà thờ và đường đi ngoằn ngoèo như mê cung.
Các Sassi được người dân bản địa chạm khắc vào các vách đá của khe núi đá để làm chỗ ở. Những ngôi nhà hang động được cho là một trong những khu dân cư đầu tiên ở có niên đại từ thời kỳ đồ đá cũ, khoảng 9.000 năm trước đây.
Những cư dân đầu tiên sinh sống trên lãnh thổ của thành phố Matera đã tận dụng lợi thế nhiều hang động tự nhiên của khu vực để xác định các cảnh quan núi đá dùng các công cụ sắt, đồng để khoét núi tạo ra các Sassi.
Thời gian trôi qua, những hang động mới được đào ra để thích ứng với dân số ngày càng tăng ở khu vực, tạo thành những ngôi nhà nhiều tầng. Một số ngôi nhà đầu tiên hình thành sớm nhất trông giống như những túp lều bằng đá.
Cho đến cuối thế kỷ 20, khu vực thành phố Matera vẫn là một trong những nơi nghèo và lạc hậu nhất ở Italia, thậm chí nơi đây còn bị gọi là khu ổ chuột.
Người dân vẫn sống trong điều kiện không có điện, không có nước máy, không có hệ thống thoát nước thải và thiếu hàng hóa cơ bản thiết yếu cho nhu cầu cuộc sống hằng ngày vì không có cửa hàng buôn bán. Người dân ở đây chủ yếu ăn bánh mì, dầu ăn, cà chua nghiền nát và ớt.
Những gia đình lớn đông thành viên thậm chí còn phải chung sống cùng với những vật nuôi của họ. Cuộc sống nghèo nàn, thiếu thốn khiến dịch bệnh lan tràn, khủng khiếp nhất phải kể đến đại dịch sốt rét..
Sau Thế chiến II, chính phủ mới đã cố gắng để di chuyển cư dân của thành phố hang đá đến sống trong thành phố Matera hiện đại hơn trên đỉnh vách núi. Nhiều người đã miễn cưỡng di dời khỏi nơi này, nhưng một phần trong số họ vẫn cố bám trụ lại mảnh đất mà tổ tiên đã sống qua hàng nghìn năm khiến chính quyền phải ra lệnh cưỡng chế.
Mọi thứ thay đổi khi UNESCO công nhận thành phố Sassi di Matera là Di sản thế giới ở danh mục di tích lịch sử, văn hóa thế giới vào năm 1993, và được nhà chức trách quy hoạch nơi đây thành những nhà hàng, khách sạn để phục vụ du khách.
Được phát hiện trong một khu rừng gần thị trấn Zavidovici của Bosnia, quả bóng có bán kính từ 1,2 đến 1,5m , và hàm lượng...