Thành phố đá bí ẩn ở Tân Cương hàng nghìn năm vẫn còn nguyên vẹn
Nơi này từng là một vùng đất thịnh vượng nhất trên con đường tơ lụa cổ đại.
Kashgar là một thành phố ốc đảo ở Tân Cương, Trung Quốc. Nơi này có rất nhiều tàn tích cổ đại còn sót lại, trong đó nổi bật nhất phải kể đến “thành phố Đá” ở Tajik Taxkorgan. Tính tới thời điểm hiện tại, “thành phố Đá” đã tồn tại được 1.700 năm, nhưng mọi thứ vẫn được bảo quản tốt, nhiều lớp tàn tích trong thành phố vẫn vẹn nguyên như cũ.
Mọi người thường nói: “Bạn không được tính là Tân Cương trừ khi bạn đến được Kashgar”. Mặc dù Tân Cương là một nơi rất đẹp, với nhiều khu vực nguyên sơ hiếm có, nhưng khi đặt chân tới di tích “thành phố Đá”, bạn sẽ choáng trước những bức tường đổ nát mà lịch sử để lại.
Hàng ngàn năm trước, người dân đã tạo ra “thành phố Đá” này trong 120 ngày, trong thời điểm cuộc sống thịnh vượng nhất, nhưng khi có chiến tranh, mọi thứ đã bị phá hủy gần hết. Vào thời cổ đại, tổ tiên của người Tajik Taxkorgan không có công cụ tiên tiến nhưng họ đã tạo ra được một công trình khổng lồ và tráng lệ như thế này.
“Thành phố Đá” nằm sừng sững trên một ngọn đồi cao gần 100 mét từ vùng ngoại ô phía bắc của quận tự trị Taxkorgan Tajik, nó được xây dựng trên núi, tường kéo dài từ đỉnh xuống chân núi, mặc dù chưa hoàn thiện hoàn toàn nhưng quy mô hoành tráng của nó vẫn khiến người ta sửng sốt. Hầu hết các bức tường thành đã bị phá hủy, nhưng người ta vẫn cảm nhận được quá khứ hào hùng của nó.
Theo truyền thuyết, nơi này được xây dựng vào thời nhà Hán và là một trong 36 vương quốc ở miền Tây. Nó cũng là một thành phố cổ nổi tiếng trên con đường tơ lụa cổ đại.
Theo các ghi chép lịch sử, “thành phố đá” được coi là kinh đô của "Vương quốc Jipantuo" do tổ tiên người Tajik thành lập vào đầu công nguyên. Điều này cho thấy nơi này có lịch sử rất lâu đời.
Nơi này được ví như thị trấn ma, nhưng nếu đi vào ngày nắng đẹp, nó rất thích hợp cho những ai thích cảm giác mạo...
Nguồn: [Link nguồn]