Thành phố bị thất lạc Mahendraparvata
Mahendraparvata, một trong những thành phố thủ đô đầu tiên của Đế chế Khmer từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 15, được mệnh danh là "thành phố bị thất lạc" vì qua nhiều thập kỷ không tìm được. Mới đây, các nhà khoa học công bố đã tìm ra vị trí chính xác "thành phố bị thất lạc" cổ xưa này: nằm giữa dãy núi Phnom Kulen ở phía Bắc Campuchia.
Mahendraparvata có niên đại từ thế kỷ thứ 8 và 9 sau Công nguyên, từng là thủ đô của Đế quốc Khmer cổ đại. Và mặc dù ít được biết đến hơn so với quần thể đền thờ Khmer của Angkor Wat và siêu đô thị cổ của Angkor, nhưng theo các chuyên gia, Mahendraparvata có từ trước thời Angkor.
Trước đây, người ta chỉ biết đến sự tồn tại của thành phố Mahendraparvata qua bằng chứng duy nhất là một số ít các đền thờ bị cô lập. Mặc dù xác định Phnom Kulen có thể che giấu dấu vết của cố đô của người Khmer, nhưng các nhà khảo cổ học đã gặp khó khăn trong việc tiếp cận khu vực vì những ngọn núi tại đây bị thảm thực vật dày đặc bao phủ.
Hơn nữa, nơi đây cũng là một trong những thành trì cuối cùng của lực lượng Khmer Đỏ cho đến tận những năm 1990, nên bom, mìn và các vật liệu nổ vẫn gây đe dọa với các cộng đồng dân cư sinh sống và làm việc tại đây, và gây khó khăn cho quá trình nghiên cứu. Do đó, các nhà khoa học đã kết hợp quét laser trên không và khảo sát mặt đất, để có thể xác định vị trí thành phố cổ Mahendraparvata.
Theo Tiến sĩ Damian Evans, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ học Campuchia của Đại học Sydney, công nghệ quét laser trên không tiên tiến đã tiết lộ nhiều thành phố cổ từ 900 đến 1.400 tuổi dưới tầng rừng nhiệt đới, một số trong đó chính là thành phố cổ của Campuchia.
Theo đó, các chuyên gia khai thác công nghệ LiDAR (công nghệ khảo sát tiên tiến để đo khoảng cách tới mục tiêu bằng cách chiếu mục tiêu đó bằng một tia laze và đo các xung phản xạ bằng một cảm biến), một công nghệ có "khả năng nhìn xuyên qua thảm thực vật và cung cấp các mô hình có độ phân giải cao của thảm rừng" vô cùng hữu hiệu để nghiên cứu những gì ẩn giấu trong các khu vực có thảm thực vật dày như ở Phnom Kulen, cho phép các nhà khảo cổ nhìn thấy được những cấu trúc hoàn hảo, bổ sung cho tấm bản đồ của thành phố mà nhiều năm nghiên cứu thực địa dù rất tỉ mỉ cũng không thể đạt được.
Các nhà khoa học từng phải lập bản đồ khu vực hai lần riêng biệt - lần đầu tiên vào năm 2012 với diện tích khoảng 37 km2, và một lần nữa vào năm 2015 bao phủ toàn bộ dãy núi với diện tích 975 km2.
Với bố cục quét dạng lưới, LiDAR không chỉ cho biết vị trí chính xác của Mahendraparvata mà còn chỉ ra một loạt các công trình kiến trúc dân sự, tâm linh, như các đền, gò, ao và đặc biệt là dự án kỹ thuật thủy lực đầy tham vọng còn dang dở bao quanh một trung tâm hành chính, một cung điện hoàng gia và một ngôi đền kim tự tháp nhà nước đồ sộ.
Điều này có nghĩa là hệ thống quản lý nước không đủ để hỗ trợ cho nền nông nghiệp lúa nước, chứng tỏ thành phố này không đóng vai trò là một trung tâm quyền lực của người Khmer lâu dài. Rõ ràng những khám phá này mở ra cánh cửa để tìm hiểu thêm về Đế quốc Khmer và khu vực Angkor.
Tiến sĩ Mitch Hendrickson, trợ lý giáo sư tại Khoa Nhân chủng học của Đại học Illinois, cho biết cuộc khảo sát ban đầu chỉ đơn giản là tìm hiểu về cách người Khmer xây dựng, sửa đổi và sống trong thành phố của họ.
Trước năm 2016, người ta đã biết rằng Preah Khan Kompong Svay là quan trọng, là khu phức hợp lớn nhất từng được xây dựng trong thời kỳ Angkor với diện tích 8,5 dặm vuông (22km2), nhưng Mahendraparvata rộng lớn hơn gấp đôi, với diện tích khoảng từ 15,4 - 19,3 dặm vuông (tương đương 40 - 50km2).
Những bí ẩn xung quanh sự sụp đổ của Mahendraparvata vốn là chủ đề được tranh luận trong nhiều năm. Nhưng theo một nghiên cứu riêng đầu năm nay, rằng một thảm họa tự nhiên đã dần dần đẩy cố đô này đến bờ vực suy vong.
Nguồn: [Link nguồn]
Một số lượng đáng kinh ngạc loài chim thiêng đã bị người Ai Cập cổ đại giết để ướp xác tế thần Thoth - một vị...