Thành Hoàng Đế và những cuộc hội ngộ lịch sử

Thành Hoàng Đế cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30 km về phía Bắc, nay thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Nơi mà vào năm 1778, Nguyễn Nhạc - anh cả của phong trào nông dân Tây Sơn xưng đế với niên hiệu Thái Đức.

Từ nơi đây, Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ đem quân vào Nam đánh tan quân Xiêm với chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút. Và cũng tại bản doanh này, Nguyễn Huệ sau khi lấy Thuận Hóa, lên ngôi Hoàng đế hành quân thần tốc đánh tan quân Thanh thống nhất đất nước vào mùng 5 tết Kỷ Dậu (1789).

Thành Hoàng Đế được Nguyễn Nhạc chọn xây dựng kinh đô của vương triều Tây Sơn dựa trên thành Đồ Bàn của Chămpa. Thành Hoàng Đế cũng như các kinh thành khác gồm 3 vòng thành, với chu vi 25 dặm.

Thành Hoàng Đế và những cuộc hội ngộ lịch sử - 1

Cặp voi đá trước cổng thành

Thành ngoài với nhiệm vụ bảo vệ kinh thành, ngày này vẫn còn những đoạn thành với chân thành rộng hơn 10m và cao 6m, những lũy tre bảo vệ thành vẫn xanh như từ thuở nào … Sau khi qua lũy thành bạn vào Hoàng thành, cũng được xây dựng như thành ngoài, đắp đất, bó đá ong hai mặt.

Hình ảnh đầu tiên nơi Tử Cấm Thành là hai tượng voi bằng đá phục trước cổng thành, uy nguy sừng sững với thời gian. Tử cấm thành với chu vi 600m, những đoạn tường của tử cầm thành hiện nay vẫn còn với chiều cao trung bình 1.8m có đoạn cao đến 3m, tường xây thẳng bằng đá ong.

Qua nhiều lần khai quật tại thành đã lộ rõ nhiều công trình kiến trúc chứng tỏ vương triều Thái Đức đã phát triển trên đất này. Đó là nền chính điện, nền điện bát giác bằng gạch bát tràng và đá trắng. Rồi hai Hồ bán nguyệt đối xứng qua điện bát giác, quan sát hồ làm ta phải ngạc nhiên với những dãy đá san hồ, những bậc đá gắn vào hồ, mà từ nền hồ ta thả chân vào vừa tầm chân, tha hồ đùa chơi với nước như là “xây hồ bán nguyệt cho nàng rủa chân vậy”, không biết cách đây hơn 200 năm đôi chân thon của nàng công chúa nào đã chơi đùa nơi đây.

Thành Hoàng Đế và những cuộc hội ngộ lịch sử - 2

Giếng vuông xây bằng đá ong trong thành

Ngoài hai hồ bán nguyệt, đợt khai quật còn lộ một hồ hình trái tim. Trong thành còn xây cung điện cho các công chúa mà từ đây có thể nhìn thấy Tháp Cánh Tiên-một di tích trong Kinh Thành. Những cây sung cổ thụ mấy trăm năm tuổi bên hòn giả Sơn, làm hình dung hình bóng vua tôi ngồi suy nghĩ việc nước. Rồi cái giếng vuông ở góc thành, lát đá ong mà nước đến bây giờ vẫn trong xanh dù cho thời gian cây cỏ vô tình che lắp.

Thành Hoàng Đế còn chứng kiện những trận đánh giữa Nhà Tây Sơn và Nhà Nguyễn mà trận đánh bao vây thành của hai tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng với Võ Tánh vào tháng 5 năm 1801, biết cầm cự không nổi với quân Tây Sơn, Võ Tánh tự thiêu cùng với quan văn là Ngô Tùng Châu uống thuốc độc tự tử. Sau khi nhà Tây Sơn sụp đỗ, nới đây làm nới thờ “song trung” Võ Tánh và Ngô Tùng Châu mà khi chiếm thành, Trần Quang Diệu đã tha chết cho tám ngàn quân Nguyễn và chôn cất 2 vị và cảm khái tự tay khắc hai chữ trên.

Tuy thành Hoàng Đế chỉ còn là di tích lịch sử, nhưng văn hóa, và những làng nghề xung quang thành vẫn còn như từ thuở nào. Không nhiều như “36 phố phường” của thành Thăng Long, nhưng những làng nghề nơi đây vẫn rộn ràng sản xuất, như làng gốm Vân Sơn, làng dệt Phương Danh, làng đúc đồng Bằng Châu, làng tiện gỗ, làng nón … cho thấy một kinh thành nhộn nhịp ngựa xe và phồn hoa làm lòng ta thấy nao nao mà nghĩ về một huyền tích kinh xưa*.

Nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Tuấn (Dân Việt)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN