Thăm ngôi đền lạ kỳ có kiến trúc ngược
Được xây dựng từ thế kỷ 11, Rani Ki Vav hay Queen's Stepwell là một trong những ngôi đền có vẻ đẹp ấn tượng nhất Ấn Độ còn tồn tại tới tận ngày nay.
Các nhà khảo cổ học tin rằng, ngôi đền Rani Ki Vav được xây dựng bởi nữ hoàng Udayamati của vương triều Bhimdev I, từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Do thiết kế đặc biệt, phần lớn ngôi đền đã bị ngập trong phù sa và nước sông Saraswati qua hàng trăm năm.
Đền Rani Ki Vav có cấu trúc ngược 7 tầng
Tới năm 1980, các nhà khảo cổ học mới khai quật được ngôi đền. Sau một thời gian khôi phục, những nét chạm khắc tinh xảo và kiến trúc đặc biệt của đền Rani Ki Vav hầu như vẫn còn nguyên vẹn.
Sau khi được khai quật và khôi phục, hầu hết kiến trúc và trang trí trong đền vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp tráng lệ vốn có
Đền Rani Ki Vav được thiết kế theo lối kiến trúc ngầm độc đáo. Với chiều dài 64m, rộng 20m và sâu 27m, ngôi đền này có tổng cộng 7 tầng ngầm. Bên trong đền là hơn 500 bức phù điêu được chạm khắc tinh xảo phản ánh kỹ thuật chạm khắc điêu luyện, đỉnh cao của những người thợ thủ công lúc bấy giờ.
Những bức phù điêu được chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo
Những bức chạm khắc thể hiện tôn giáo, văn hóa và phong tục của người dân lúc bấy giờ
Với thiết kế đền ngược, Rani Ki Vav chú trọng làm nổi bật sự thiêng liêng của nước. Ở “đỉnh” của ngôi đền là một giếng nước có đường kính 30m và sâu 10m.
Giếng nước ở "đỉnh" của ngôi đền
Ở tầng cuối cùng trong ngôi đền có một cánh cổng nhỏ mở ra một lối đi bí mật dài hơn 30km dẫn thẳng tới thị trấn Sidhpur. Lối đi này được thiết kế như một lối thoát dành cho vua chúa trong trường hợp thất thủ. Hiện đường hầm bí mật này đang bị vùi lấp bởi bùn đất và đá sỏi.
Đền Queen's Stepwell thiết kế theo lối kiến trúc ngược, tôn vinh sự thiêng liêng của nước
Đền Rani Ki Vav đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 22/6/2014